Tổng quan thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay SEO là nghề dễ kiếm việc làm nhất. Lý do là vì việc học để làm SEO tương đối đơn giản. Nhu cầu thì khỏi phải nói, SEO luôn nằm trong nhóm những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất tại các công ty và các cở sở cá nhân có sở hữu website.
Khác một chút so với các ngành nghề khác cần có sự cân nhắc lựa chọn giữa dịch vụ tại công ty hay Freelancer, SEO hiện nay rất khó để tuyển nhân viên toàn thời gian. Nguyên nhân là do đặc thù của công việc này không cần thiết phải làm tại công ty. Chỉ cần một chiếc laptop trong môi trường có Internet, người làm SEO có thể bắt tay vào công việc dù ở bất cứ nơi đâu, trong văn phòng hay nhà vệ sinh cũng không sao cả.
Làm SEO là làm gì?
Nói lại một chút về SEO là gì? Thông tin về nghề SEO trên Google hiện nay là minh chứng chính xác cho câu nói “Điều buồn nhất là anh biết mà thật ra anh không biết”. Tức là hầu như kiến thức về SEO cả chi tiết lẫn tổng quan đều có trên Internet mà bất cứ ai muốn tìm hiểu, muốn học và thực hành đều tìm thấy được. Nhưng sự thật là đọc thật nhiều mà lại không thật biết cụ thể đó là cái gì và làm thế nào để thành công. Sau những tháng năm tièm hiểu thì một người làm SEO thật sự khi đúc kết kinh nghiệm cho bạn sẽ bảo rằng chẳng có một nguyên tắc cụ thể, không có cách làm cụ thể, mỗi người nếu thành công là do mỗi người có một cách làm riêng chứ không làm theo hướng dẫn.
Nghe thật là đáng sợ. Cái gì mà làm theo cách của mình vậy những người học làm SEO còn non trẻ thì biết phải làm thế nào. Vậy cụ thể làm SEO là gì?
SEO là gì? SEO là tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm. Đây là định nghĩa cơ bản hay chính xác hơn là nó được dịch từ nguyên văn Search Engine Optimization. SEO là cách người ta muốn nói tới công việc của những người làm cho website luôn luôn xuất hiện ở top cao (thường là vị trí số 1 đến số 5) trên các kết quả tìm kiếm, đặc biệt nhất là Google. Việc tối ưu hóa này nhằm đảm bảo hai yêu cầu: Một là nằm ở các vị trí cao trên trang tìm kiếm như đã nói, hai là phải giữ vững vị trí trong thời gian dài và càng lâu càng tốt. SEO cũng giống như bạn tham gia vào một cuộc đua mà mỗi người đua phải có chiến lược của riêng mình để đặt được mục tiêu là giành giải thưởng. Tất nhiên, đạt được giải cao nhất là mục tiêu lớn nhất nhưng quan trọng nhất là có giải thưởng mang về, tức là ít nhất phải có giải khuyến khích. (Giải khuyến khích trên Google có 8 giải từ vị trí thứ 4 đến thứ 10).
Mỗi một cuộc đua đều có luật lệ riêng của nó. Các tay đua xe công thức 1 đã vào trận chẳng có tên nào không thuộc nằm lòng quy định của từng giải. Thuộc quy định để họ có chiến lược đúng đắn, để không phạm luật và có thể … “lách luật”, tất nhiên là như vậy rồi. Vậy thì một người làm SEO cũng như một tay đua thật sự. Giải đấu của họ là những vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng tìm kiếm trang web của Google hoặc một trang tìm kiếm tương tự. Luật của cuộc đua này tất nhiên là do Google đưa ra thế cho nên ai đã làm SEO mà không biết Google có luật gì thì coi như tiêu. Vì Google có luật nên dân trong giới có hai khái niệm quen thuộc là SEO mũ trắng và SEO mũ đen. Mũ trắng dành cho những ai làm chậm mà chắc, thuộc lào lào và tuân thủ nghiệm ngặt các chế điều của công cụ tìm kiếm. SEO mũ trắng thì bạn cứ yên tâm là website sẽ lên cực kỳ nhanh, vượt mặt tất cả đối thủ trang tích tắc, tàn sát tất cả mọi thứ cản đường và tất nhiên cũng sẽ sớm được Google tiễn về nơi yên nghỉ.
Còn công việc cụ thể của SEO là gì, tôi sẽ để dành cho những bài viết sau vì chúng ta không thể nói hết tất cả trong một bài viết ngắn như thế này được. Trong phạm vi tìm hiểu tổng quan cũng như giúp bạn đưa ra những lựa chọn dịch vụ chính xác, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thị trường cung cấp dịch vụ SEO.
Nên tuyển nhân viên Seo chính thức cho công ty hay thuê ngoài
Thị trường lao động làm nghề SEO hiện nay bao gồm những chuyên viên giàu kinh nghiệm làm việc toàn thời gian tại các công ty lớn và phần đông các anh chị em làm Freelancer. Và nghe có chút đau thương nhưng hiện tại các công ty nhỏ rất khó tuyển nhân viên toàn thời gian cho vị trí SEO. Như lời giới thiệu ban đầu, SEO hầu như là một bộ phận độc lập tại các công ty, không cần làm việc trực tiếp với các phòng ban khác nhau. Do đó, việc họ có mặt tại công ty hay không chắc chắn không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
Ở một mặt khác, vị trí SEO cực lỳ quan trọng trong một công ty. Vì dù vị trí của website đã đứng top cao trên các trang tìm kiếm thì các công ty cũng cần phải bảo vệ vị trí của mình, tránh cho đối thủ dòm ngó và lật đổ. Nhiệm vụ này thậm chí còn quan trọng hơn lúc đẩy website lên top cao nữa. Đó là lý do bạn có thể thấy lương thưởng của SEOer luôn cao ngất ngưỡng.
Và ở một mặt khác nữa, người làm SEO không chỉ bắt buộc phải làm cho duy nhất một công ty mà họ có thể làm cho rất nhiều công ty. Thường thì SEOer sẽ xây dựng cho mình một hệ thống hỗ trợ đẩy website mạnh mẽ của riêng mình để phục vụ cho công việc. Thế cho nên khi phỏng vấn nếu bạn gặp một tay chuyên nghiệp thì cũng đừng quá ngạc nhiên khi anh ta tự tin khẳng định mình có thể đẩy website lên top dù bạn đang kinh doanh ở bất cứ ngành nghề nào, chỉ cần bạn có một mức chi hợp lý.
Tất cả những mặc đó cho thấy nếu một người chuyên làm SEO, họ chẳng bao giờ muốn gò mình vào môi trường làm việc cứng nhắc tại công ty. Thay vào đó, nếu làm Freelancer họ có thể chủ động sắp xếp công việc của mình nhiều hơn.
Một số công ty tôi biết được luôn cố gắng tìm kiếm một Freelancer về dịch vụ SEO để có thể theo dõi anh ta, không để anh ta lười biếng hoặc làm kém chất lượng. Tuy nhiên, bạn có tự tin bản thân mình có đủ kiến thức chuyên môn để kiểm soát công việc của họ hay ngược lại làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Chất lượng của dịch vụ SEO rất khó để đánh giá như thế nào là đạt chất lượng hay không. Không phải cứ bắt buộc đúng 6 tháng thì từ khóa đó phải lên top 1, hãy đúng 1 năm thì khách hàng tra từ nào cũng phải ra website của công ty mình. Mọi thứ phụ thuộc vào cách đánh của SEOer, có thể anh ta chọn cách đi chậm mà bước nào chắc bước đó. Một khi đã đứng top thì không ai có thể lật đổ được. Nếu vẫn giữ quan niệm tuyển nhân viên SEO toàn thời gian về công ty để dễ bề kiểm soát thì tôi nghĩ bạn nên xem lại quan điểm này. Vấn đề nằm ở chỗ làm bạn làm cách nào để kiểm tra được hiệu quả công việc khi làm việc Online đó mới là giải pháp quản lý hiệu quả.
Nếu bạn vẫn cho rằng cần tuyển một anh SEO làm việc tại công ty để có thể phối hợp tác chiến thật tốt với bộ phận Marketing thì lời khuyên cho tôi là bạn nên xem xét lại các chế độ có thể đáp ứng yêu cầu của anh ta. Vì dù sao thì anh ta cũng phải cân nhắc giữa việc bỏ bớt một số đầu việc để tập trung cho một khách hàng duy nhất. Lựa chọn này dẫn đến anh ta được gì và mất gì. Liệu bạn có thể bù đắp cho những khoản mất đi đó. Đó là lý do tại sao chỉ các công ty lớn mới đủ sức săn lùng và tuyển dụng các chuyên gia về SEO làm việc cho mình. Đa phần hiện nay những người làm SEO muốn làm việc Fulltime đa phần là các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và cần được đào tạo nhiều.
Nói tóm lại, tuyển nhân viên SEO toàn thời gian hay tuyển Freelancer phụ thuộc phần nhiều vào khả năng và kế hoạch của công ty. Quan trọng là bạn nên có kế hoạch kiểm tra và quản lý Online hiệu quả.
Làm sao để theo dõi đánh giá chất lượng làm việc của một người làm SEO
Tiếp tục là câu hỏi làm thế nào để đánh giá đúng chất lượng của một người làm SEO. Câu hỏi này theo tôi rất khó để trả lời vì nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của người tuyển dụng. Nếu bạn là một người biết nhiều về SEO, bạn sẽ biết các thuật ngữ riêng mà chỉ những người làm chuyên về mảng này mới biết. Vậy thì khi tuyển dụng chỉ cần hỏi anh ta một vài câu hỏi đơn giản sẽ ra được vấn đề. Nếu bạn không biết nhiều về SEO, tôi nghĩ bạn nên cho mình thời gian để đánh giá, thường thì từ 2 đến 6 tháng. Để theo dõi và đánh giá chất lượng làm việc của một người làm SEO, bạn nên theo dõi và đánh giá tốc độ tối ưu website của mình. Sau đây là các công cụ để bạn theo dõi:
- Sử dụng công cụ theo dõi và quản lý website. Tôi khuyên bạn nên dùng Google Analytics và Google Webmaster Tools. Các công cụ này cho bạn theo dõi chi tiết tình hình phát triển của website.
- Công cụ theo dõi hiệu quả SEO
- Sử dụng các công cụ theo dõi chất lượng backlink (Ahrefs.com, Open Site Explorer, MajesticSEO, …)
- Công cụ loại bỏ backlink xấu (Link Detox Premium, RMOOV Premium,…)
- Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa (Rank Tracker Premium, SEO SERP Workbench, SERPS.com Rank Checker,…)
- Các công cụ SEO tổng hợp (Moz Premium, …)
- Các công cụ SEO khác (SEOQuake, Robots.txt Checker,…)
Nói tóm lại, bạn đừng quá lo lắng rằng nên chọn dịch vụ SEO chất lượng và chuyên nghiệp từ đâu, bí quyết để bạn có quyết định đúng đắn là nên chuẩn bị cho mình mớ kiến thức cơ bản để kiểm soát hoạt động SEO tốt nhất.