Một cuộc phỏng vấn có thể là trải nghiệm căng thẳng, đặc biệt là khi bạn đã nghỉ việc trong thời gian dài hoặc chưa từng đi làm. Tuy nhiên, dù bạn đang tìm cách thay đổi nghề nghiệp hay vừa làm việc vừa đồng thời tìm kiếm cơ hội tốt hơn thì chìa khóa để thực hiện một cuộc phỏng xin việc thành công vẫn là chuẩn bị kỹ lưỡng cho những yếu tố quan trọng hàng đầu.
Một trong những yếu tố này là thiết lập mối quan hệ. Xem xét một cách chủ quan thì hầu hết những nhà tuyển dụng sẽ chọn thuê người mà họ thấy thích. Ngay cả đối với một ứng viên có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm hơn những người khác nhưng, họ vẫn có thể bị loại nếu không có mối quan hệ tốt.
Bên cạnh đó, những lời giới thiệu cũng rất quan trọng. Khi bạn được giới thiệu bởi một người quen đang làm việc tại công ty, bạn có nhiều cơ hội hơn ứng viên chỉ tìm việc làm qua thông báo hay tin đăng tuyển dụng.
Vì vậy, câu hỏi quan trọng nhất là bạn nên làm gì để phát triển mối quan hệ với nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn để từ đó nhận được lời mời làm việc? Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ khi bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc của mình để có thể dễ dàng trúng tuyển.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Những gì bạn không nói ra cũng quan trọng như những gì bạn nói. Ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt của bạn sẽ gửi tín hiệu cho nhà tuyển dụng về việc bạn có tham gia vào cuộc trò chuyện và quan tâm đến cơ hội đang có hay không. Hãy thường xuyên mỉm cười, thể hiện sự tự tin và lắng nghe cẩn thận để đưa ra câu trả lời thích hợp và thể hiện rằng bạn biết cách xây dựng cuộc trò chuyện.
Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng
Việc đặt câu hỏi sẽ thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn đang chú ý đến cuộc phỏng vấn. Bạn nên cố gắng đặt câu hỏi để thăm dò và biết thêm thông tin. Trước đó, trong quá trình tìm việc làm, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu về công ty, vị trí công việc ứng tuyển và lập danh sách các câu hỏi tiềm năng.
Ngoài ra, khi bạn đang tham dự phỏng vấn, thay vì chỉ hỏi những gì bạn muốn biết, đừng quên đưa ra câu trả lời hợp lý và cố gắng dẫn dắt để biến phỏng vấn thành một cuộc trò chuyện. Nếu bạn làm được như vậy, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được mong muốn làm việc và có ấn tượng tốt hơn về bạn.
Chứng tỏ bạn sẵn sàng thử thách
Công việc nào cũng có những thách thức. Điều quan trọng đối với một nhà tuyển dụng là bạn sẵn sàng cho thử thách và có khả năng thành công. Một lần nữa, nghiên cứu kỹ thông tin khi bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn bằng cách đọc nội dung trang web của công ty và những tin tức liên quan.
Sau đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những thách thức hoặc thay đổi mà công ty đã trải qua gần đây và cách nó ảnh hưởng đến vị trí bạn quan tâm. Cuối cùng bạn có thể đặt câu hỏi liên quan trong cuộc phỏng vấn để tìm hiểu thêm. Bạn cũng có thể chuyển sang nói về những kinh nghiệm và khả năng mà bạn có khi giải quyết các tình huống tương tự.
Trên thực tế, việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn không bao giờ là thừa. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn kể cả bước gửi hồ sơ xin việc. Bạn càng tự tin và thoải mái trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ càng dễ phát triển mối quan hệ thân thiết hơn với bạn. Đương nhiên điều này không có nghĩa là bạn ngồi và thư giãn như thể bạn đang ngồi trong phòng khách nhà mình nhưng hãy cố gắng cởi mở trong cuộc trò chuyện.