Một phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn trôi chảy và hiệu quả hơn, giảm thiểu tối đa nguồn lực cũng như thất thoát. Tuy nhiên không phải phần mềm nào cũng đáp ứng tốt được nhu cầu cũng như khối lượng công việc cần quản lý của riêng bạn. Là một người bán hàng đang có nhu cầu mua phần mềm quản lý bán hàng, chắc chắn bạn đang rất phân vân không biết nên dùng phần mềm quản lý bán hàng nào tốt, phù hợp, giá cả lại phải chăng. Từ những tiêu chí chung, bài viết này sẽ đưa ra những đánh giá, so sánh về ưu nhược điểm và bảng giá các phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay để bạn dễ dàng cân nhắc chọn lựa.
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo
- Ưu điểm:
– Giao diện đẹp hiện đại, trải nghiệm sử dụng tối ưu cho người dùng. Bản thân mình là một người làm về công nghệ, thực sự rất quan tâm đến trải nghiệm trên sản phẩm. Khi sử dụng qua những phần mềm quản lý bán hàng này, Sapo mình đánh giá số 1 về làm trải nghiệm người dùng.
– Sapo có 2 màn hình bán tại quầy và tạo đơn online riêng biệt nên các thao tác bán hàng khá nhanh gọn, không phải click qua nhiều bước. – Sapo tích hợp sẵn miễn phí phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook. Nếu như bạn dùng phần mềm khác phải mua riêng phần mềm quản lý facebook này cũng tốn kha khá, đâu đó hơn trăm nghìn mỗi tháng.. – Sapo tích hợp các đơn vận chuyển uy tín như GHN, GHTK , Viettel Post, Vietnam Post, Grab, Ahamove, Boxme (Shipchung),… Đặc biệt Sapo có cổng vận chuyển Sapo Express hỗ trợ phí ship rất rẻ cho khách hàng đang dùng dịch vụ. – Có khả năng quản lý bán hàng đa kênh mượt mà, toàn diện. Đồng bộ đơn hàng từ cách kênh khác nhau như website, Facebook, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada…)
- Nhược điểm:
Mình thấy Sapo có 1 tính năng chưa phát triển đó là tính năng bảo hành cho hàng hóa => Tính năng này Sapo đang cập nhật.
Tính năng Tạo và áp dụng chương trình khuyến mãi theo mã voucher. Khi chủ cửa hàng muốn chạy chương trình khuyến mãi, sử dụng mã voucher giảm giá thì Sapo chưa có tính năng quản lý theo mã khuyến mãi: Không cho phép tạo đợt phát hành mã khuyến mãi, tự động sinh mã theo cài đặt hay áp dụng mã vào đơn hàng; Không xem được báo cáo các mã đã sử dụng. Theo phía Sapo chia sẻ, tính năng này sẽ sớm được cập nhật và ra mắt vào Quý 2 – 2021.
- Giá cả: Chi phí sử dụng Sapo cạnh tranh nhất trong top các phần mềm. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo có 2 gói giá 160k/tháng dành cho cửa hàng nhỏ, 249k/tháng dành cho cửa hàng chuyên nghiệp. Ngoài ra Sapo cũng có các gói dịch vụ khác như quản lý bán hàng online, quản lý bán hàng đa kênh hay cho riêng lĩnh vực nhà hàng, quán ăn chi phí cũng chỉ từ 160k/tháng. Sapo có gói trải nghiệm 7 ngày miễn phí tại Sapo.vn.
Sở hữu gói trải nghiệm miễn phí Sapo POS
Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet
- Ưu điểm:
– Phù hợp với các cửa hàng lĩnh vực bán lẻ muốn tập trung bán ở cửa hàng, cần quản lý đơn giản, không cần phát triển mạnh các kênh online.
– Có thể phân quyền chi tiết cho từng tài khoản. Không cần phải là tài khoản chủ cửa hàng mà tài khoản nhân viên cũng có thể xóa, sửa đơn hàng nếu được cấp quyền. – Giao diện đơn giản, khá dễ dùng – Hiện tại Kiotviet cũng đã có cổng vận chuyển để hỗ trợ đẩy đơn ship hàng. Kiotviet kết nối với 4 bên: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng Nhanh, Viettel Post và Speedlink. Tuy nhiên muốn kết nối thì phải gửi thông tin để Kiotviet đăng ký cho chứ không chủ động kết nối như Sapo được.
- Nhược điểm:
– Chỉ phù hợp với bán hàng offline tại cửa hàng và không hỗ trợ bán hàng online nhiều. Nếu phát triển bán hàng online sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý, báo cáo vì không tách bạch được các báo cáo về bán hàng offline và online. Dẫn đến khó đo lường hiệu quả riêng của từng kênh. – Việc phân quyền chi tiết cho từng tài khoản cũng gây khó kiểm soát nếu nhân viên không trung thực và có ý định gian lận. – Trải nghiệm nhiều chỗ vẫn đang hơi sơ khai, nhồi nhét không hợp lý. Dùng vài lần quen rồi thì chắc cũng không có vấn đề gì nhưng mới dùng thì nhiều lúc không biết vào đâu xử lý. Ví dụ chỗ tạo đơn và đẩy đi giao hàng mình không biết làm thế nào để xem được phí ship, chọn đơn vị vận chuyển và cập nhật thông tin giao hàng. Phải gọi điện hỏi bên đó mới biết phải click vào cái anchor text link đó mới ra chứ click vào cái ô tích ở đầu thì không phải. Còn nhiều chỗ trải nghiệm cũng gây khó khăn cho mình tương tự.
- Giá cả:
Gồm có 2 gói: Gói hỗ trợ 160,000đ/tháng và Gói chuyên nghiệp 240,000đ/tháng. có cho dùng thử 10 ngày. Dùng thử tại: https://www.kiotviet.vn/
Phần mềm bán hàng Nhanh.vn
- Ưu điểm:
– Tính năng bán hàng và quản lý đáp ứng được tiêu chuẩn nhu cầu
– Có thể mở rộng thêm nhiều kênh khác nhau như website, Facebook, sàn thương mại điện tử. – Cổng vận chuyển hỗ trợ tốt, có thể đẩy đơn được khi không kết nối, 1 số đơn vị vận chuyển như: Giaohangnhanh.vn, Vietnam Post, Viettel Post, Ecotrans, J&T,…
- Nhược điểm:
– Giao diện không được thân thiện, hiển thị quá nhiều trường thông tin trong mỗi mục, làm cho người dùng cảm thấy bị rối mắt. – Chi phí phần mềm cao so với mặt bằng chung trên thị trường
- Giá cả:
Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn có 3 gói dịch vụ: 250k/tháng dành cho cửa hàng bán lẻ, 500k/tháng cho cửa hàng chuyên nghiệp và 1 triệu đồng/tháng dành cho chuỗi cửa hàng điện máy, công nghệ. Có cho dùng thử 14 ngày. Dùng thử tại: https://nhanh.vn/ Trên đây là 1 số review, đánh giá về ưu nhược điểm của các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay. Bạn được quyền dùng thử miễn phí thoải mái nên mình khuyên bạn trước khi mua hãy sử dụng đặc quyền này của mình để sử dụng xem phần mềm nào phù hợp với nhu cầu quản lý của mình.
Có thể bạn quan tâm: