SalesForce là một trong những cái tên thường được nhắc đến nhiều nhất khi nói về giải pháp quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công cụ này. Chính vì vậy, Mona Media xin tổng hợp và cung cấp tới quý bạn đọc những điều cơ bản về SalesForce dưới đây.
SalesForce là gì?
SalesForce được hình thành từ tháng 3 năm 1999 tại trụ sở San Francisco, California, Hoa Kỳ. Trải qua hơn 20 năm phát triển, SalesForce trở thành một điện toán đám mây hàng đầu thế giới về giải pháp quản lý quan hệ khách hàng CRM – Customer Relationship Management.
Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp chuyên sâu, toàn diện nhất về quản lý, bán hàng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, SalesForce đã nhận được ưu ái và sự tin chọn của nhiều công ty trên toàn cầu. Không những thế, đây cũng là một trong những phần mềm quản lý có tính bảo mật cao, độ tin cậy và chi phí linh hoạt theo quy mô doanh nghiệp, khá là thuận tiện cho người sử dụng.
Ai đang sử dụng SalesForce?
Theo thống kê, hiện nay trên toàn thế giới có hơn 500.000 doanh nghiệp khắp thế giới tin tưởng và lựa chọn SalesForce Sales Cloud nhằm nâng cao doanh thu bán hàng. Tiêu biểu nhất phải kể đến các “ông lớn” như: Lazada, Western Union, Coca Cola Đức, Canon, L’Oréal, Adidas,…
Phó chủ tịch IT, Tập đoàn Lazada, ông Tushar Kuchhal, đã từng nhận định: “Lazada sử dụng Sales Cloud nhằm rút ngắn thời gian bán hàng từ nhiều tuần xuống chỉ còn vài ngày. Việc số lượng đơn đặt hàng tăng lên được cho là nhờ sự phát triển về kênh phân phối cũng như chất lượng quản lý đơn hàng tốt hơn”.
Ông cũng cho biết thêm: Khi mà các đơn hàng trên website, Sales cloud cung cấp các dữ liệu quan trọng để phân tích, phân công đơn hành đến đội ngũ sales một cách thích hợp nhất. Nhờ đó mà các nhân viên sales có sự tập trung tốt tới khách hàng tiềm năng, bỏ qua được khâu phân loại và đánh giá từng lead.
Adidas cũng là một vị khách lớn của SalesForce. Đơn vị này cho biết, nhờ có Service Cloud của SalesForce mà hơn 1000 nhân viên chăm sóc khách hàng của họ đã đem tới cho khách hàng những trải nghiệm thú vị hơn, nhanh hơn, thông minh hơn, dù sử dụng bất cứ phương tiện gì như điện thoại, email, web hay là mạng xã hội.
Mọi thứ đều được gói gọn trong nền tảng duy nhất. Điều này giúp việc chăm sóc khách hàng của Adidas đạt được hiệu quả và chất lượng vượt trội, có tính cá nhân hóa và thân thiện với khách hàng hơn.
Tính đến nay, Adidas đã và đang vận hành chuỗi hơn 50 cửa hàng tại hơn 40 quốc gia. Tất cả các chi nhánh đều có thể quản lý, tạo dựng và cập nhật hoạt động kinh doanh, thông tin khách hàng chỉ với vài cú nhấp chuột đơn giản.
Không đơn giản chỉ là công cụ truyền tải thông tin và nội dung tới khách hàng, Adidas có thể khai thác chi tiết các nhu cầu, sở thích của khách hàng dựa vào Commerce Cloud. Trong quá trình sáng tạo nên các sản phẩm đa dạng của khách hàng Adidas, SalesForce đã góp một phần công sức không nhỏ. Nó đã tạo dựng nên một giao diện số hóa, cho phép đơn vị này tương tác nhiều hơn với người mua, trở thành nền tảng chiến lược trong mọi lĩnh vực, từ thương mại, tiếp thị cho tới các dịch vụ.
Đây là 2 dẫn chứng tiêu biểu về việc ứng dụng SalesForce của Lazada và Adidas. Không chỉ phù hợp với 2 đơn vị này, giải pháp quản lý điện toán đám mây này còn giúp rất nhiều doanh nghiệp khác thành công hơn trong khâu chăm sóc và quản lý khách hàng. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Tại sao doanh nghiệp nên chọn SalesForce?
Từ dẫn chứng trên, chúng ta có thể phần nào hiểu được tại sao các doanh nghiệp lại ưu tiên sử dụng SalesForce như vậy. Thực chất, cũng phụ thuộc phần lớn vào các chức năng ưu việt mà công cụ này cung cấp.
Chatter
Chatter là Module cho phép nhân viên có thể dễ dàng cập nhật và chia sẻ nhanh chóng các thông tin với khách hàng cùng các bên liên quan. Đây là một công cụ giao tiếp nội bộ và khách hàng khá ưu việt.
Khách hàng có thể kết nối, giao tiếp với từng nhóm nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể cập nhật các thông tin về khách hàng qua thời gian thực.
Bên cạnh đó, SalesForce có thể hỗ trợ phân quyền, chia sẻ công việc, thông tin và các tài liệu giữa các nhóm với nhau, đảm bảo công việc diễn ra nhịp nhàng, suôn sẻ và nhanh chóng nhất.
Quản lý thông tin về khách hàng
Salesforce CRM hỗ trợ các nhân viên kinh doanh nắm bắt chi tiết thông tin khách hàng về lịch sử giao dịch, thông tin liên hệ, tương tác, năng lực tài chính,… một cách nhanh chóng.
Các thông tin này sẽ là nguồn tham khảo cho bộ phận marketing và kinh doanh. Thông qua việc theo dõi lịch sử và các hoạt động trao đổi với khách hàng, nhân viên có thể xây dựng kế hoạch với các hoạt động mới cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Theo dõi cơ hội bán hàng
Cơ hội bán hàng là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Với sự hỗ trợ của Salesforce CRM, doanh nghiệp sẽ nắm bắt chi tiết mọi thông tin quan trọng như hợp đồng, phân tích cơ hội bán hàng theo giá trị, đối thủ cạnh tranh,… Từ đó, công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cập nhật nhanh và phản ứng linh hoạt với các thay đổi bất ngờ phát sinh và lên một quy trình tiến hành cụ thể cho từng trường hợp.
Thư viện thông tin khách hàng
Với một thư viện có sức chứa khổng lồ, Salesforce giúp lưu trữ mọi thông tin về khách hàng từ thông tin liên lạc, lịch sử giao dịch, lịch sử tương tác,… Từ đó, thông qua các chức năng phổ biến của Salesforce như: tìm kiếm, xếp hạng, tagging,.. mà nhân viên và doanh nghiệp có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trong thư viện này.
Quản lý đối tác
SalesForce cung cấp cho người dùng thêm tính năng quản lý đối tác. Với chức năng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các công việc hợp tác một cách dễ dàng. Không những thế, công cụ còn cho phép việc quản lý sát sao hơn đối tác của bạn theo thời gian dựa trên chia sẻ thông số kinh doanh, giai đoạn hợp tác.
Phân tích, tổng hợp, định hướng kinh doanh
Thay vì việc chìm ngập trong đống số liệu rắc rối, với SalesForce, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản là có thể lấy được toàn bộ số liệu kinh doanh chi tiết. Điều này giúp bạn đưa ra các phân tích, đánh giá và nhận định hiệu quả kinh doanh, tìm ra những sai sót, hạn chế cần khắc phục và dự báo định hướng kinh doanh cho các kỳ tương lai chính xác hơn.
Quản lý quy trình làm việc
Không còn những thủ tục rườm rà, công việc giấy tờ sẽ trở nên đơn giản nhất có thể cho các nhân viên khi đã có SalesForce. Ứng dụng này cho phép doanh nghiệp giám sát mọi hoạt động nhân viên dựa trên các tính năng như: tự động hóa quy trình bán hàng, phê duyệt tự động, phân công công việc và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Tăng năng suất làm việc
Tính năng Sales Cloud của Salesforce cho phép các nhân viên có thế sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng quen thuộc hiện nay như: Microsoft Outlook, Google,… giúp gia tăng tốc độ xử lý thông tin khách hàng, đơn hàng một cách nhanh chóng và thông minh hơn.
Marketing và khách hàng tiềm năng
Tính năng quản lý dữ liệu tập trung giúp chiến dịch marketing được theo dõi sát sao theo từng giai đoạn cụ thể. Cùng với việc tích hợp quảng cáo Google Adwords, email marketing giúp doanh nghiệp nhận biết được hoạt động hiệu quả và đưa ra những quyết định sáng suốt đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Hỗ trợ trên điện thoại di động
Việc tích hợp sử dụng trên cả ứng dụng điện thoại di động của SalesForce giúp kéo ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Không những thế, tính năng này còn tạo tính linh hoạt, giúp nhân viên có thể làm việc ở bất cứ đâu, chỉ cần có smartphone.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có hơn 93.000 doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống SalesForce làm công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của mình. Bạn đã sử dụng chưa? Hãy áp dụng SalesForce vào hoạt động bán hàng và quản lý quan hệ khách hàng để tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng nhất.
Có thể bạn quan tâm: