So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng trên facebook tốt nhất

Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook

Bán hàng online trên facebook hiện nay đã trở nên rất phổ biến, thậm chí với nhiều shop, doanh thu đến từ kênh Facebook đang chiếm phần lớn trong tổng doanh thu. Để đáp ứng nhu cầu bán hàng và quản lý tinh gọn trên các kênh online nói riêng và “mỏ vàng” Facebook nói chung, nhiều đơn vị cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online ra đời. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào cũng tốt với bạn, đáp ứng tốt nhu cầu bán hàng, quản lý của bạn. Chính vì thế, mình đã dành thời gian để tìm hiểu dùng thử những phần mềm quản lý bán hàng trên facebook để xem ưu nhược điểm của từng phần mềm ra sao. Sau khi nghiên cứu lựa chọn mình cho vào toplist top 4 phần mềm: Sapo GO, Pancake, Vpage và MShopKeeper. Nếu bạn cũng đang phân vân không biết phần mềm quản lý bán hàng trên facebook nào tốt thì hãy xem phía dưới nhé.

Những tính năng cơ bản cần phải có của 1 phần mềm quản lý bán hàng trên facebook

Tính năng cơ bản của phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook
Tính năng cơ bản của phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook

Đầu tiên, chưa cần biết phần mềm nào có ưu nhược điểm ra sao, một phần mềm quản lý bán hàng online trên facebook cần phải có những tính năng cơ bản sau:

  • Kết nối nhiều fanpage khác nhau trong 1 phần mềm
  • Tự động thu thập, comment, inbox của khách hàng đồng thời trên nhiều fanpage khác nhau về phần mềm.
  • Có thể tự động phân nhóm các comment, inbox theo các trạng thái hoặc gắn thẻ tag phân biệt.
  • Tự động trả lời comment, inbox theo kịch bản xây dựng sẵn. 
  • Tự động ẩn bình luận chứa thông tin khách hàng như số điện thoại, email hay từ khóa được ấn định sẵn để tránh bị cướp khách.
  • Tạo đơn được trên màn hình chát với khách hàng. Sau khi tạo đơn tự động gửi thông tin hóa đơn bán hàng sang Messenger cho khách hàng giúp rút ngắn thời gian xử lý đơn.
  • Kết nối các đơn vị vận chuyển: Xem phí ship và đẩy sang đơn vị vận chuyển ngay khi đang chat với khách
  • Quản lý tập trung đơn hàng, tồn kho, khách hàng, báo cáo.
  • Báo cáo tăng trưởng, doanh thu, hiệu quả bán hàng của từng fanpage

Top 4 phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook tốt nhất dưới đây đều đáp ứng được tất cả các tính năng cơ bản mình đã liệt kê ở trên. Ngay bây giờ, hãy cùng điểm xem một số ưu và nhược điểm của mỗi phần mềm để lựa chọn cho phù hợp nhé.

Top 4 phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook

Sapo GO 

Sapo GO là phần mềm của Công ty cổ phần Công nghệ Sapo đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực TMĐT, được thiết kế dành riêng cho những nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử và facebook. Sử dụng nền tảng công nghệ ưu việt đến từ thương hiệu uy tín về phần mềm quản lý bán hàng, Sapo GO hiện đang là một trong những phần mềm tối ưu, được đánh giá tốt nhất trên thị trường.

Sapo GO
Phần mềm Sapo GO

Ưu điểm:

  • Giao diện phần mềm thân thiện, dễ theo dõi và thao tác. Trong top 3 phần mềm, mình đánh giá Sapo GO giao diện dễ dùng và hiện đại nhất.
  • Ngoài đáp ứng tốt các tính năng cơ bản, Sapo GO còn có hỗ trợ bán hàng livestream: Tự động chốt đơn trên livestream Facebook theo kịch bản đã thiết lập sẵn; tự động tạo và gửi form đăng ký thông tin mua hàng tới khách hàng, phản hồi khách hàng thay vì phải gọi điện thủ công để chốt đơn; thống kê hiệu quả livestream…
  • Sapo từ trước tới nay nổi tiếng về nghiệp vụ quản lý kho và hỗ trợ bán hàng online tốt bởi công nghệ bán hàng đa kênh ổn định, hiện đại. Không phải phần mềm nào cũng làm tốt được cả 2 nghiệp vụ online-offline này.
  • Trên phần mềm có cộng đồng báo xấu khách bom hàng (danh sách đen khách hay bom hàng)
  • Sapo GO tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển giúp đẩy đơn trực tiếp khi tạo đơn. Hiện tại mình thấy Sapo có kết nối với các đơn vị vận chuyển như: VNPost, Viettel Post, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, BoxMe, GrabExpress và AhaMove,… Ngoài ra, Sapo còn có riêng cổng vận chuyển Sapo Express trợ giá ship rẻ khi kết nối các đơn vị vận chuyển uy tín cho các shop sử dụng phần mềm của Sapo.
  • Không chỉ quản lý bán hàng trên Facebook, Sapo GO còn kết nối với các sàn TMĐT phổ biến nhất hiện nay như Shopee, Lazada, Sendo… Khả năng kết nối mượt mà, tốc độ nhanh, tập trung toàn bộ thông tin sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, báo cáo tập trung dễ dàng theo dõi và quản lý.
  • Chi phí sử dụng Sapo GO rất hợp lý, có 2 gói dịch vụ 119k/tháng và 229k/tháng. So với những gì Sapo GO làm được chi phí này mình thấy đã rất rẻ.

Sở hữu gói trải nghiệm miễn phí Sapo GO!

Nhược điểm:

  • Phần báo cáo của Sapo GO mới đáp ứng ở mức độ những báo cáo cần thiết, chưa có nhiều báo cáo chi tiết, chuyên sâu.

Pancake

Phần mềm quản lý bán hàng online Pancake là cái tên khá quen thuộc với những người kinh doanh trên facebook trước đây. Pancake cũng có đầy đủ các tính năng để vận hành một cửa hàng online trên facebook hiệu quả.

Pancake
Phần mềm Pancake

Ưu điểm:

  • Pancake có cộng đồng người dùng khá đông bởi trước đây cho sử dụng miễn phí, có nguyên 1 group trên Facebook mọi người trao đổi, tương tác khá tốt trên đó.
  • Có thể kết nối tích hợp với Instagram và Shopee
  • Trên phần mềm cũng có cộng đồng báo xấu khách bom hàng (danh sách đen khách hay bom hàng)
  • So với các phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook khác, báo cáo của Pancake khá chi tiết, ví dụ như thống kê số lượng phản hồi, số lượng khách hàng mới, số lượng khách để lại số điện thoại, thời gian phản hồi trung bình…

Nhược điểm:

  • Khó dùng, thường xuyên gặp lỗi.
  • Không kết nối với các đơn vị vận chuyển
  • Không hỗ trợ livestream bán hàng.
  • Chi phí đắt, gói thấp nhất của Pancake chỉ có thể quản lý 1 fanpage.

Nhanh.Vpage

Vpage là phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook của Nhanh.vn. Nhanh muốn cung cấp một hệ sinh thái dịch vụ cho người bán hàng nên Vpage cũng được Nhanh cung cấp phục vụ thị trường, đánh giá thuộc top 3 phần mềm quản lý bán hàng online trên facebook tốt nhất hiện nay. 

Nhanh Vpage
Phần mềm Nhanh Vpage

Ưu điểm:

  • Có tính năng danh sách thư viện ảnh sản phẩm mẫu nên khá tiện khi tư vấn mẫu mã sản phẩm cho khách hàng.
  • Giống Sapo GO, Nhanh cũng tích hợp các đơn vị vận chuyển trên phần mềm, 1 số đơn vị uy tín như: Viettel Post, Giao hàng Nhanh, J&T Express, Vietnam Post, Ecotrans…

Nhược điểm:

  • Vpage chỉ kết nối mỗi Facebook, không kết nối được các sàn TMĐT. Nhanh có riêng 1 gói khác kết nối sàn riêng. Nếu bạn có nhu cầu kết nối thêm sàn thì mua thêm gói dịch vụ hoặc sử dụng gói Omnichannel với giá khá đắt. 
  • Không hỗ trợ livestream bán hàng.
  • Vpage có giá khá cao, tính giá theo số lượng Fanpage nên nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều Fanpage vệ tinh thì chi phí phần mềm sẽ rất cao.

MShopKeeper

Phần mềm quản lý bán hàng online MShopKeeper là sản phẩm của công ty Misa, một công ty có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. MShopkeeper có gói dịch vụ OCM dành cho các shop kinh doanh trên facebook và sàn TMĐT.

MShop Keeper
Phần mềm MShop Keeper

Ưu điểm:

  • Hệ sinh thái của MISA trong lĩnh vực công nghệ khá đa dạng, vì vậy, MShopkeeper có thừa hưởng với khả năng kết nối được với những sản phẩm khác cùng công ty mẹ như phần mềm kế toán MISA.SME.NET; phần mềm quản lý bán hàng MShopkeeper và tích hợp hóa đơn điện tử, hỗ trợ xuất hóa đơn online cho khách hàng qua email, SMS.
  • Có hỗ trợ bán hàng livestream trên Facebook, tự động tổng hợp comment, nhặt đơn. 

Nhược điểm:

  • Giao diện, điều hướng trên phần mềm chưa thực sự thân thiện và tối ưu, trong lúc dùng thử mình có thấy hay bị lỗi. Mình thử dùng tính năng livestream nhưng không sử dụng được.
  • Khi đăng ký dùng thử xong thì không dùng thử được luôn như những phần mềm khác mà phải đợi bên đó gửi thông tin và sale liên hệ hỗ trợ, tạo site dùng thử cho. Sau đó gần 2 ngày vẫn chưa thấy sale liên hệ lại để mở gói dùng thử. Hơi bất tiện, mất thời gian. 
  • Chi phí sử dụng MShopkeeper khá cao, gói cơ bản nhất 299k/tháng, chưa tính 2 triệu tiền phí khởi tạo, đặc biệt khi nhiều chi nhánh hay thiết bị tính tiền, sẽ đội lên thêm 1 chi phí không nhỏ. Bạn hãy xem kỹ bảng giá trước khi quyết định lựa chọn nhé.

Trên đây đều là những phần mềm quản lý bán hàng trên facebook uy tín hiện nay, mỗi phần mềm lại có ưu nhược điểm riêng biệt. Về phía cá nhân mình, nhìn tổng quan đánh giá mình đánh giá cao nhất là Sapo GO bởi sự ổn định và các tính năng mà phần mềm hỗ trợ khá đầy đủ so với nhu cầu của mình. Để có thể lựa chọn một cách chính xác, bạn nên đăng ký dùng thử để trải nghiệm trực tiếp xem phần mềm nào hỗ trợ tốt nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm: