15 Ngôn ngữ lập trình đáng chú ý: Xác định đường đi lập trình của bạn

Những năm gần đây, những doanh nghiệp đang dần chuyển sang hướng sử dụng những ngôn ngữ lập trình mới được phát triển bởi các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ bên cạnh sự phổ biến của những ngôn ngữ lập trình “huyền thoại” như Java hay JavaScript. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới.

Java

Được hơn 9 triệu lập trình viên sử dụng và chạy trên gần 8 tỷ thiết bị trên toàn cầu, những thống kê đó đã cho thấy sự phổ biển của ngôn ngữ lập trình  Java. Vậy tại sao Java lại phổ biến đến như vậy?. Đó chính là bởi vì đây là ngôn ngữ lập trình có thể chạy trên bất kì thiết bị nào từ việc phát triển phần mềm cho máy tính, Smart Phone hay thậm chí là Smart TV.

Tuy đã ra đời hơn 25 năm nhưng hiện tại Java vẫn đang chiếm đến gần 21% trong số 50 ngôn ngữ lập trình hàng đầu thế giới và trong tương lai Java có thể sẽ giữ vững vị thế của mình.

C

Ngôn ngữ lập trình C được phát triển vào 1972 bởi Dennis Ritchie. Ban đầu C được sử dụng trong hệ điều hành UNIX sau đó ngôn ngữ lập trình này đã phát triển vượt bật và được sử dụng vào các hệ điều hành khác. Vì sự linh hoạt và hiệu quả nên C rất được ưa chuộng trong việc viết các phần mềm hệ thống hay các ứng dụng. Tuy C không được thiết kế dành cho những người nhập môn nhưng ngôn ngữ lập trình này vẫn được áp dụng trong việc giảng dạy môn khoa học máy tính.

C++

C++ là một phiên bản nâng cấp của C được phát triển dựa trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình  C vào những năm 1980. Ngôn ngữ C++ được thêm vào những bổ sung nâng cao như các khái niệm hàm ảo, chồng toán tử và xử lí ngoại lệ.

C++ đã thực sự trở thành bản nâng cấp hoàn hảo khi được tin dùng các nhà phát triển trên toàn cầu như Microsoft, Google Chrome hay thậm chí là viết phần mềm cho các phi cơ chiến đấu.

C#

C# chính là phần đầu tiền trong kế hoạch .NET của Microsoft. C# được phát trển dựa trên C++ và Java.

C# được ưa chuộng vì nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển theo hướng đơn giản, hiện đại và đa dụng.

JavaScript

Đừng lầm tưởng JavaScript là một phiên bản của Java. JavaScript được giới thiệu đầu tiên dưới tên Mocha, sau đó đổi thành LiveScipt nhưng sau đó lại đổi thành JavaScript vì Java đang là một hiện tượng vào thời điểm đó.

Ngày nay, JavaScript được sử dụng khá phổ biến trên những website. JavaScript cho phép bạn có thể thêm vào những tin nhắn pop-up, thêm hiệu ứng cho trang web của bạn hay thậm chí là những trò chơi đơn giản.

Python

Vào những năm 1990, Guido van Rossum đã giới thiệu đến thế giới một ngôn ngữ lập trình mới – Python. Python được thiết kế để thuận tiện cho những người mới học lập trình với tiêu chí dễ học, dễ đọc, cấu trúc rõ ràng và cho phép người đọc viết câu lệnh với số lần gõ phím ít nhất.

Python ban đầu được phát triển để chạy trên hệ điều hành UNIX nhưng sau đó, nó đã nhanh chóng được áp dụng vào các hệ điều hành khác từ MAC OS đến WINDOWS hay LINUX.

CSS

CSS-Cascading Style Sheets, cái tên đã nói lên tất cả. Đây là ngôn ngữ lập trình được định dạng theo kiểu tầng. Là một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay.

Nó được dùng để thiết kế định dạng và layout website. Tác dụng CSS là làm hạn chế tối thiểu làm rối mã HTML bằng các định dạng font chữ, màu sắc khác nhau. Một điểm vượt trội nữa của CSS đó chính là ngôn ngữ lập trình này có thể áp dụng để tạo ra các kiểu dáng khác nhau giúp tránh bị trùng lặp trong việc định dạng các website.

Ruby

Ngôn ngữ ruby là một trong những ngôn ngữ lập trình mà bạn nên học đầu tiên vì sự đơn giản và hữu ích mà nó mang lại. Ruby có một hệ sin thái cực kì lớn với những phần code đã có trên các thư viện xây dựng sẵn. Được Yukihiro “Matz” Matsumoto trình làng vào năm 1993, ngôn ngữ lập trình này cung cấp rất nhiều mẫu hình lập trình như lập trình hàm, hướng đối tượng, mệnh lệnh và phản xạ.

Perl

Perl ban đầu được Larry Wall xây dựng vào năm 1987 chỉ với mục đích xử lí chuỗi tuy nhiên Perl dần dần được nâng cấp để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như quản trị hệ thống, thiết kế website, lập trình mạng,…

Một trong những ưu điểm của Perl đó là ngôn ngữ lập trình này có các thao tác quản lí tập tin, xử lí thông tin rất thuận tiện cho người sử dụng.

PHP

PHP là ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất, kịch bản được sử dụng rất nhiều trong việc phát triển các ứng dụng trên máy chủ, mã nguồn mở. Những ưu điểm của PHP như dễ tìm hiểu, tốc độ xử lí nhanh, nhỏ gọn, linh hoạt, cú pháp khá giống với C hay Java do đó rút ngắn được thời gian xây dựng sản phẩm đã làm cho PHP trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất thế giới.

Objective C

Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bới Apple, Objective C được áp dụng trên hệ thống iOS và Os X

Nó được thiết kế dựa trên ngôn ngữ lập trình C, điều này có nghĩa là các chương trình được viết bằng C đều có thể chạy trên Objective C, ngoài ra Objective C còn cải tiến được một số hạn chế của C.

Swift

Một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đến từ ông lớn Apple. Được trình làng vào năm 2014, Apple hy vọng Swift sẽ tồn tại song song cùng Objective C-ngôn ngữ mà Apple đang sử dụng trong các hệ điều hành của mình.

Swift có ưu điểm là có khả năng chống lỗi cao. Chỉ sau gần 3 năm, Swift đã trở thành một những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới.

Scala

Scala là một ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, có thể tích hợp cả tính năng của lập trình hướng đối tượng và lập trình hàm.

Ngôn ngữ lập trình này chạy trên nền tảng của người đàng anh trước đó là Java và có kiểu biên dịch giống như Java nên những dòng code từ Scala có thể đọc trên thư viện của Java.

Visual Basic

Là một ngữ lập trình hướng đối tượng thuộc hàng “lão tướng”. Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cho phép người dùng tạo ra những ứng dụng cho Microsoft Windows nhanh chóng nhất.

Tuy ra đời đã rất lâu nhưng Visual Basic vẫn được rất nhiều người dùng ưa chuộng vì dễ đọc, dễ học.

GO

Được thiết kế và phát triển bởi Google vào năm 2007 nhưng ở thời điểm này GO chỉ được sử dụng nội bộ, sau đó vào năm 2009, GO được Google công bố rộng rãi trên toàn thế giới.

GO có một số đặc điểm vượt trội như giúp người dùng dễ dàng khai báo dữ liệu động, thời gian biên dịch ngắn, đơn giản, ngắn gọn.

Có thể bạn quan tâm: