“Cách Mạng Công Nghiệp 4.0” – Ông kẹ mới của giới dạy làm giàu Việt Nam

0
7599

“Bạn muốn làm giàu trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0?” hay “Nắm bắt Cách mạng công nghiệp 4.0 để trở nên thành công”… là những tên gọi nghe rất hấp dẫn của các khoá học dạy làm giàu – thứ hiện đang là một hot trend trong xã hội Việt Nam hiện nay.Cụm từ rất HOT đang trở thành một “ông kẹ” mới thay cho các ông kẹ đã về hưu như các cụm từ “blockchain” “crypto”
Bản thân khái niệm cách mạng công nghiệp cũng như các khái niệm blockchain, cryto, bitcoin… đều không có lỗi, vấn đề ở đây là các khái niệm đó thường là cực kì khó hiểu và đặc biệt là: cực kì dễ bị hiểu nhầm, dẫn tới khi nhắc tới mọi người đều gật gù cho rằng mình đã biết.

Cách mạng công nghiệp 4.0 – Nó chỉ là một cái tên cột mốc trong sự phát triển, nó không mang ý nghĩa đặc biệt gì.

Nó là tên của một cái cột mốc, giống như trên đường đua sẽ có vạch 50m, vạch 200m, vạch 500m, vạch 1000m… Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là tên của cột mốc mà khi đó loài người bắt đầu đổi sang sử dụng và phổ biến toàn dân những công nghệ như là AI, BIG DATA… ( tui nghĩ các bạn đã xem các công nghệ này cả tỷ lần trên mặt báo rồi nên tôi ko nói nữa ) ứng dụng vào công việc, học tập cũng như các vấn đề khác của đời sống.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thế kể 19, khi mà loài người nhận ra chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa máy móc vào sản xuất và đời sống. Suốt từ thế kỷ 19 tới nay chúng ta đã trải qua 3 lần đặt tên cho các cuộc cách mạng này. Mà thật ra không đặt tên cũng chẳng sao cả vì sự phát triển về công nghiệp là xuyên suốt cho tới nay, chỉ bị gián đoạn bởi 02 cuộc chiến tranh thế giới chứ không phải người ta đạt được rồi người ta ngừng lại. Việc phát triển công nghiệp, khoa học kĩ thuật được các nước phát triển liên tục nghiên cứu và áp dụng liên tục, không phải được làm theo lộ trình, làm theo mốc.

Người ta đặt tên cho các mốc đó chủ yếu để lịch sử biết được những phát minh vĩ đại nhất trong những giai đoạn của nhân loại:

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1: từ khoán thế kỷ 18 19 (lịch sử không nhớ rõ, và như tui nói, chẳng ai hô hào là: hãy làm cách mạng công nghiệp nào để rồi ghi lại ngày bắt đầu ) người ta bắt đầu phát triển nhà máy để làm dệt, xong các ngành liên quan tới dệt, làm nguyên liệu cho động cơ…vv phát triển theo.
    Đồng thời trong thời gian này người ta bắt đầu rầm rộ làm đường sắt vì nhận thấy sự quan trọng của nó trong phát triển giao thương
    Phát minh nổi tiếng nhất là động cơ hơi nước
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2: người ta ghi nhận một cái mốc này để kỉ niệm thời kì mà các nước phương tây bắt đầu nghiên cứu ra xe cộ, động cơ đốt trong và các máy chạy điện cơ bản
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3: là cột mốc mà người ta hướng tới chế tạo máy tính, và bắt đầu phát triển internet.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp là 4: chỉ là cột mốc đánh dấu một loạt các công nghệ mới xuất hiện, những thứ mà trước đây những năm 90 chưa từng thấy, tuy nhiên là các công nghệ có thật sự là bước ngoặt với sự phát triển của nhân loại hay không phải chờ nghiên cứu xong, áp dụng sài thử rồi mới biết. Cho nên: phải 20 năm nữa ta mới có câu trả lời.

Khi người ta đang sử dụng động cơ hơi nước, có một nhà phát minh phát triển ra một cái máy giặt chạy bằng điện thì khi đó người ta bỏ cái cũ tốn kém thay vào cái mới rẻ tiền và tiện dụng hơn. Việc phát minh ra cái máy giặt bằng điện này không phải nằm trong khuôn khổ của một lời hô hào. Không có ai đứng ra hô: chúng ta đang trong cách mạng công nghiệp 2.0 nên anh em hãy phát minh là máy chạy bằng điện nào anh em ơi!

Vậy, thế giới đang ở đâu trong cột mốc phát triển?

Hiện tại loài người đã đi tới cột mốc thứ 4 đó chưa?! Chưa hề!! Kể cả những đất nước đang phát triển nhất cũng chỉ lăm le nghiên cứu về các công nghệ đó, họ còn chưa đưa vào sử dụng thương mại thực tiễn cũng như chưa thể phổ cập cho toàn bộ người dân. Khoản thời gian cần thiết để thực hiện các bước như trên theo cá nhân tui dự kiến mất khoản 20 năm nữa ở các nước phát triển nhất thế giới. Khi nào mà một thứ được phổ cập tới mức toàn bộ người dân đều sử dụng thì nó mới được gọi là “thời” của nó. Ví dụ như Thời đồ đồng nghĩa là phần lớn cư dân của các bộ lạc của châu lục đó đều sài vật dụng bằng Đồng thì nó là thời đồ đồng.

Hơn hết, khi cả nước Việt Nam đang ở vạch 50m và cùng nhau “không chịu tiến lên, không chịu phát triển” thì cái việc hô hào là: “ê, thế giới người ta sắp tiến vào vạch 2000m rồi kìa” chẳng có mang lại ý nghĩa gì cả. Việc cùng động viên nhau “hãy sẵn sàng đón đầu mốc 2000m thôi tụi mày” trong khi bạn cùng đang mới ở mốc 50m chẳng phải là 1 lời động viên.
Tony Stark sử dụng trí tuệ nhân tạo Jarvis và trong vòng 20 năm tới, hình ảnh này chỉ được thấy trên phim ảnh mà thôi

Sự phát triển của Industry 4.0 và thực tế ở Việt Nam

Mình sẽ phân tích một lĩnh vực nhỏ và đơn giản nhất trong Industry 4.0 để từ đó các bạn có thể hình dung những bước chạy của thế giới và những bước chập chững của nước ta.

Trí tuệ nhân tạo (AI) – những tranh cãi không hồi kết và sự phát triển thần tốc

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng mình mới chỉ search Google một món đồ nào đó hay xem chi tiết một sản phẩm nào đó trên Facebook là lập tức sẽ được gợi ý các trang mua hàng online với đúng sản phẩm đó chưa? Mình thì rồi nhé. Phải nói là cực kỳ ngạc nhiên luôn.

Sự đáng sợ của AI là ở chỗ đó. Trí tuệ nhân tạo ngày nay thực sự vừa là một cơ hội và cũng là một thách thức đối với con người. AI chủ yếu được ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin, máy tính hoặc siêu máy tính, với những thuật toán rất phức tạp nhằm tạo ra trí tuệ của máy móc. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,… như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.

Điện thoại, máy tính bảng, mạng xã hội,… hiện nay đều đã được tích hợp AI nhằm giúp doanh nghiệp quản lý và tăng trải nghiệm người dùng lên mức tốt nhất có thể. Nói về thách thức, rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới 1 ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.

Một cảnh trong bộ phim “I, Robot” nói về một AI đã tiến hóa, sau đó đã dồn con người vào cảnh “nô lệ” với danh nghĩa bảo vệ con người.

Cho tới giờ thế giới vẫn chia làm 2 phe phản đối và ủng hộ sự phát triển của AI, nổi bật nhất chính là 2 tỷ phú công nghệ hàng đầu : Elon Musk (CEO của Tesla) và Mark Zuckerberg (ông chủ của Facebook)

Trong khi Musk cho rằng AI là một nguy cơ đối với sự tồn vong của con người thì Mark lại vô cùng lạc quan về tương lai của trí tuệ nhân tạo. Thực tế thì nó vẫn phát triển mạnh mẽ bất chấp những cảnh báo thôi.

Việt Nam – Một Petet Pan nhỏ bé trong thế giới khổng lồ

Hoành tráng trên thế giới là thế, nhưng đáng tiếc là ở Việt Nam lại chưa có những ứng dụng thực tiễn nào về AI cả. Chúng ta vẫn còn dựa vào thủ công là chính, máy móc thô sơ và chi phí đầu tư thấp. Ý mình muốn nói ở đây đó là AI chưa thể làm ở Việt Nam hay nói thẳng là chưa đủ tầm để tiếp cận được nó. Mọi yếu tố, điều kiện để phát triển hầu như đều thiếu thốn. Chúng ta cứ chạy theo những khẩu hiệu sáo rỗng, hô hào cải cách phát triển theo CNCN 4.0 nhưng lại đi ngược lại mọi yêu cầu cần để có thể bắt đầu đặt nền móng cho nó phát triển. Lướt một vòng các trang báo điện tử, mình có thể thấy hàng loạt các bài viết về CMCN 4.0 nhưng nội dung thì chung chung, khá khó hiểu và nặng tính lý thuyết cao

“Cách mạng công nghiệp 4.0” – khẩu hiệu sáo rỗng của các diễn giả dạy làm giàu Việt Nam

Như mình đã nói ở trên, Việt Nam chưa đủ tầm để làm được một lĩnh vực đơn giản nhất của Industry 4.0 thế nên bạn cũng dừng cái ảo tưởng về những “kinh nghiệm quý báu” mà bạn nghĩ sẽ thu được sau các khoá học ấy.

Bản chất của các khoá học đó chỉ để giúp các bạn mường tượng được khái niệm Industry 4.0 nó là gì thôi vì Việt Nam làm gì có ứng dụng thực tế nào để lấy ra làm ví dụ được. Mình đọc khá nhiều trang báo kinh tế, công nghệ và mỗi ngày mình thấy rất nhiều những bài báo viết về Cách mạng công nghiệp 4.0. Thực sự cá nhân mình bị “bội thực thông tin” bởi những bài viết ấy. Nó hoàn toàn vô dụng và không có lấy một giá trị hữu ích nào cho người đọc.

Càng đọc bạn sẽ càng rơi vào mê trận kiến thức để rồi khi vô tình nhìn thấy những quảng cáo hấp dẫn đầy tính kêu gọi kia, bạn sẽ không ngần ngại mà đăng ký tham gia với ước muốn làm giàu từ Industry 4.0. Và trong khi bạn đua nhau đi tham dự các khoá học đó, thế giới vẫn đang phát triển như vũ bão. Bản chất của các khoá học đó chỉ để bòn rút tiền của bạn thôi. Mình chắc chắn rằng khi bạn học được điều 1, thế giới đã đi đến điều 8,9 và dĩ nhiên điều 1 đã trở nên lỗi thời. Sự thật là cách mạng công nghiệp là quá trình thử nghiệm và loại bỏ một cách liên tục để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất có thể.

Kết luận

Tóm lại, đã đến lúc bạn chấp nhận một sự thật rằng chúng ta còn lâu mới có thể đặt một chân vào tiến trình phát triển chung của thế giới. Lời khuyên của mình là hãy tỉnh táo trước những khoá học làm giàu từ Cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không bạn sẽ chỉ tốn tiền một cách vô ích mà thôi.

Có thể bạn quan tâm: