Những khái niệm về Project Manager và Project Leader hẳn cũng không còn mới lạ với các nhà lập trình. Nhưng để có thể phân biệt rõ ràng và dùng từ hợp lý trong mỗi trường hợp không phải nhà lập trình nào cũng có thể làm. Vì vậy bài viết này sẽ chia sẻ để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan cũng như cái nhìn sâu xa về hai khái niệm này. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!!!
I. Project Manager là gì? Project Leader là gì?
1. Project Leader là gì?
Project Leader là người chỉ dẫn các thành viên của mình trong suốt quá trình thực hiện dự án. Project Leader đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của team trong dự án. Họ có nhiệm vụ truyền những thông tin cơ bản về dự án đến cho các member của mình. Đồng thời trong lúc thi hành dự án có vấn đề xảy ra họ phải có trách nhiệm hướng các member của mình đi lại đúng hướng.
Project Leader là người được tiếp xúc trực tiếp với các member và nắm rõ dự án. Do đó họ là người đảm bảo cho dự án được hoàn thành tốt nhất. Project Leader có nhiệm vụ đưa ra các câu hỏi như “Làm thế nào?”, “Tại sao?”, “Để làm gì?”…
Ngoài ra Project Leader còn phải là người có tầm nhìn, có khả năng gắn kết mọi người lại với nhau, là người truyền động lực cho các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt dự án. Không chỉ thể họ còn phải biết lắng nghe, quan tâm đến các thành viên, chia sẻ kiến thức, thông tin, các tips giúp họ phát triển hơn. Qua đó tạo dựng một môi trường phù hợp với mỗi thành viên trong nhóm nhằm phát huy tốt năng lực của các thành viên. Có như vậy dự án mới có thể hoàn thành xuất sắc được.
Mỗi Project Leader đều phải tiếp xúc với member rất nhiều. Do vậy họ có thể dễ dàng điều phối công việc cho từng member một cách phù hợp. Đồng thời họ cũng chính là người mang lại thành công cho dự án. Project Leader sẽ giúp các member cảm thấy công việc của họ được đánh giá cao. Khi đó các member sẽ không ngại cống hiến sức lực cho dự án.
2. Project Manager là gì?
Project Manager là người đảm bảo về thời gian, tiến độ của dự án. Đồng thời họ là người đảm bảo mỗi member đều được đảm nhận một công việc nhất định phù hợp với khả năng của member. Họ là người quản lý tài chính, tài liệu, nhân lực,…
Project Manager không trực tiếp tiếp xúc và truyền động lực cho các member nhưng họ là người giữ cho mọi thứ được tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó họ là người thực hiện báo cáo tiến độ, trình bày dữ liệu dự án, chịu trách nhiệm xử lý tiến độ sao cho dự án hoàn thành trong thời gian, ngân sách được phê duyệt.
Một Project Manager là người phải đưa ra được cái nhìn tổng quan về dự án. Đồng thời phải chi tiết được dự án để truyền tải hết các góc cạnh của dự án đến cho Project Leader. Có như vậy dự án mới có thể có kết quả tốt.
Sơ qua thì các bạn cũng có thể hiểu Project Manager thì làm việc nhiều với Project Leader còn Project Leader làm việc tiếp xúc nhiều với member. Vai trò chính của Project Manager là quản lý dự án.
II. Sự khác nhau, giống nhau giữa Project Manager và Project Leader
Thực tế mà nói một Project Leader có thể thực hiện được công việc của một Project Manager. Nhưng ngược lại thì khó có thể làm được. Cả hai vị trí đều có nhiệm vụ là lên kế hoạch và hướng đến một đích chung là hoàn thành dự án. Tuy nhiên vai trò của hai vị trí là khác nhau.
Dù bạn là một Project Manager hay là một Project Leader thì bạn vẫn cần kiến thức về quản lý, về phân tích dữ liệu. Hơn cả là khả năng xử lý thông tin liên quan đến quá trình làm việc của team hay của doanh nghiệp mình nên họ cần phải có cả những kiến thức nền căn bản liên quan đến thị trường hoặc đối tượng khách hàng.
Cả hai vị trí đều cần đến kỹ năng (Leadership) dẫn dắt đội nhóm để hoàn thành dự án. Tuy nhiên để đánh giá một leader là tốt hay không tốt chúng ta còn phải đánh giá dựa vào năng lực nói, năng lực làm việc của họ. Nếu họ chỉ nói giỏi thì họ chưa thể trở thành leader tốt. Một leader tốt, leader hoàn hảo là leader phải nói được làm được. Có như vậy member họ mới kính nể và làm theo.
Leader cần nắm rõ chi tiết mọi quy trình đang hoạt động trong dự án, biết member của họ làm việc với công suất như nào? Member dành bao nhiêu thời gian cho công việc, budget bao nhiêu?, income bao nhiêu? Mỗi một task đang chi tiêu bao nhiêu và cần bao nhiêu để hoàn thành?, có đủ nhân sự không? có cần phải tìm thêm Freelancer bên ngoài?,…
Progress của doanh nghiệp đều được thông tin đến Project Manager và Project Leader. Bởi lẽ đây là phần quan trọng trong công việc của cả hai vị trí.
Dù hai vị trí có những điểm giống nhau nhất định, nhưng để thực thi thì mỗi vị trí đều có những điểm khác nhau rõ rệt. Vì vậy để bắt đầu một dự án các bạn cần nắm được sự khác nhau về vai trò của hai vị trí này. Có như vậy các bạn mới phân công công việc được hợp lý.
III. Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp các bạn phân biệt được sự giống và khác nhau giữa Project Manager và Project Leader. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích khi bắt đầu một dự án. Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả!!!