Cẩm nang bán hàng Online bí quyết xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng trực tuyến

0
5341

Hiện nay, khái niệm bán hàng trên mạng, hay còn gọi là bán hàng online, kinh doanh trên internet, bán sản phẩm trên mạng,… đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là hình thức kinh doanh tận dụng internet để trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm cho khách hàng. Trong quá trình mua bán, cả hai đối tượng người mua và người bán đều phải sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại có kết nối mạng. 

Việc bán hàng online hoàn toàn có thể thực hiện song song với mô hình bán hàng truyền thống mà bạn đang theo đuổi. Nghĩa là bạn vẫn có thể mở một cửa tiệm ở một mặt tiền đẹp và vừa có một website, một fanpage… tốt để bán hàng online là điều bình thường. Không có gì xung đột ở đây cả.

Ưu điểm lớn nhất của bán hàng online so với bán hàng truyền thống là bạn có thể bán 24/7 và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Với cách thức thuận tiện và nhanh chóng của quy trình mua bán online, khách hàng có thể dễ dàng sở hữu các sản phẩm họ mong muốn mà không cần phải trực tiếp đến cửa hàng.

Lợi ích của bán hàng online

So với bán hàng truyền thống, bán hàng trên mạng có những đặc điểm nổi trội sau đây:

  • Tiết kiệm chi phí: Bạn sẽ không phải tốn tiền thuê mặt bằng, nhân công cũng như các chi phí cơ hội khác. Tất nhiên bạn cũng sẽ phải tốn một khoản phí kha khá cho việc xây dựng, quản lý website và fanpage cũng như Marketing online cho nó. Nhưng chi phí chắc chăn sẽ ít hơn chi phí kinh doanh truyền thống rất nhiều. Ví dụ như tổng phí bạn phải có để xây dựng một website bán hàng chuẩn SEO chắc chắn thấp hơn tiền decor cửa tiệm của bạn.
  • Tiết kiệm chi phí phụ: Về mặt không gian, bạn sẽ không cần phải có mặt bằng để làm chỗ giữ xe, gian hàng, hay khu trưng bày. Về thời gian, các công cụ hiện đại vừa nhanh vừa hiệu quả sẽ thay bạn: tư vấn khách hàng, theo dõi đơn hàng, quản lý thu chi,… Bạn sẽ không còn bỏ ra hàng giờ mỗi ngày để làm những việc đó nữa.
  • Khả năng tiếp cận cao: Lý do mà hầu hết mọi người chọn mua sản phẩm qua mạng là dễ dàng tìm kiếm, không phải đi lại, truy cập từ bất cứ đâu. Bán trên mạng không giới hạn ở khu vực bạn sinh sống. Bạn có thể bán cho tất cả mọi người bao gồm mọi vùng miền trong nước, thậm chí ngoài nước nếu bạn có khả năng ngoại ngữ.
  • Tăng doanh thu: Bán thêm một kênh thì tất nhiên bạn sẽ có thêm doanh thu rồi. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là xu thế của thời đại. Khi mà mọi người gần như 100% đã có internet hay thậm chí smartphone thì việc bạn chậm chân xuất hiện trên các kênh online là một sự thất thoát to lớn. Do tiếp cận từ nhiều nguồn và ở mọi nơi, không phải chỉ quanh quẩn ở vị trí địa lý của bạn, số khách trên internet là cực kì nhiều. Điều này đảm bảo doanh thu sẽ cao hơn so với bán hàng truyền thống. Tất nhiên, bạn không được bỏ qua những điểm quan trọng trong kinh doanh như: chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ,.v.v…

Cẩm nang bán hàng online hiệu quả

Nếu bạn hoàn toàn hiểu rõ về những giá trị mà bán hàng online mang lại nhưng lại chưa biết phải làm như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn ngay đây:

Sở hữu một website

Khách hàng online thì cũng như offline, cũng cần một “khu trưng bày” thì người ta mới biết bạn đang bán những gì, dòng sản phẩm nào, có bao nhiêu loại, giá cả ra sao. Và bạn cần một nơi để liệt kê, trưng bày toàn bộ những thứ bạn có. Khách hàng có thể tham khảo và gọi điện cho bạn hỏi hoặc mua ngay trên website luôn ( trả tiền online qua thẻ, qua bank )

Website bán hàng

Nếu bạn biết thegioididong.com, tiki.vn, thì những website như thế gọi là website bán hàng online. Tại đó, bạn có thể xem, tìm kiếm sản phẩm, bỏ vào giỏ hàng và thanh toán như mua ở siêu thị. Bạn cũng có thể để lại đánh giá, bình luận về các sản phẩm đã mua.

Một giao diện website bán hàng mẫu bạn có thể xem tại: kho giao diện website bán hàng của Mona Media

Lợi ích của website bán hàng

Mọi người có thể mở shop ngay trên Facebook, Zalo, nhưng việc mở shop trên website là lựa chọn không thể thiếu:

  • Sở hữu website bán hàng tạo dựng hình ảnh về một doanh nghiệp uy tín và chuyên nghiệp hơn đối với khách hàng. Thật vậy, một doanh nghiệp mà chưa có website giống như một công ty mà không có văn phòng đại diện. Cảm giác giống như một công ty ma thiếu uy tín vậy.
  • Việc bán hàng trên website nhanh chóng và thuận tiện hơn: từ khâu trưng bày sản phẩm, giao kết hợp đồng đến cung ứng dịch vụ, thanh toán, giao hàng và chăm sóc khách hàng sau khi bán. Điều này khó thể thay thế trên các nền tảng bán hàng online khác như Facebook Fanpage – nơi chỉ có thể xem rồi gọi điện chứ không thanh toán được ngay
  • Khách mua hàng có thể tra cứu sản phẩm dễ dàng trên website nhờ vào các tính năng phân loại, sắp xếp thông minh và tiện lợi. Điều này cũng là không thể thay thế được. Như fanpage facebook thì thường không được làm ra để tra cứu sản phẩm tiện lợi. Bạn có thể thử tìm trong kho album của người bán nhưng nó không thể tiện bằng website và không có được một cái nhìn tổng quan.
  • Khách hàng có thể đưa ra các đánh giá, phản hồi về sản phẩm cụ thể trên website. Điều này giúp các cửa hàng, doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời những đánh giá tốt của khách hàng là một kho vàng của bạn vì nó tăng uy tín đối với những khách mua sau. Tăng tỉ lệ chốt đơn lên cao nhất.
  • Website được tích hợp cổng thanh toán trực tuyến (Bảo Kim, Ngân Lượng,…) và các tính năng thanh toán qua thẻ ngân hàng, Visa,…giúp khách hàng thuận tiện hơn khi mua sắm.
  • Sở hữu website giúp tạo dấu ấn thương hiệu riêng nhờ các giao diện tùy biến, các tính năng khác biệt mà những đối thủ không có được. Website là nơi của chỉ mình bạn, bạn được toàn quyền thiết kế và chỉnh sửa nó, khác với fanpage hay các kênh khác là sân chơi chung của nhiều người. Bạn có toàn quyền thể hiện phong cách của doanh nghiệp để khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất về doanh nghiệp. Dẫn đắt khách hàng lựa chọn mua hàng của bạn thay vì đối thủ.

Khi sở hữu website, bạn có thể triển khai các kế hoạch marketing quan trọng, chẳng hạn như SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Khi dùng dịch vụ SEO, người dùng có thể tìm ra bạn trên Google.

Ví dụ, khi người dùng tìm trên Google các từ như “kem mọc tóc, “ghế văn phòng chắc chắn”…, nếu bạn có kinh doanh những mặt hàng đó thì nhờ vào SEO tốt, website của bạn sẽ được xuất hiện ở những vị trí đầu trang kết quả. Lúc đó thì người dùng sẽ dễ tìm ra website của bạn hơn. Phần bên dưới của bài viết sẽ là những kiến thức để bán hàng online hiệu quả

Làm sao để có một website?

Việc tạo một website có thể dễ dàng. Ngày nay trên mạng, bạn sẽ tìm được rất nhiều hướng dẫn cách làm website nhanh gọn. Nhưng điều không dễ dàng là để xây dựng và duy trì một website hoàn thiện, bạn cần nhiều sự bảo mật, chuyên nghiệp và hoạt động ổn định, lâu dài. Điều này càng quan trọng hơn đối với các website dùng để bán hàng trên mạng.

Thông thường, để sở hữu website, ta có 2 cách sau:

Tự tạo website

Nếu bạn là người am hiểu về lập trình website, và có thời gian để thực hiện mọi công đoạn, thì tự tạo website là phương án dành cho bạn.

Còn nếu không biết gì cả, bạn vẫn có thể tự làm website với những chỉ dẫn trên internet. Tìm trên Google “cách làm website”, có hơn 1 triệu kết quả hiện ra cho bạn, hay “cách làm website bán hàng online”, bạn sẽ thấy đến hơn 7 triệu kết quả khác.

Tuy nhiên, bạn sẽ hao tổn rất nhiều thời gian, công sức, và cả tiền bạc. Bởi vì:

  • Bạn không rành lập trình, bạn sẽ mất thời gian tìm hiểu và áp dụng.
  • Bạn sẽ trải qua quá trình thử và sai nhiều lần cho đến khi website hoạt động trơn tru.
  • Chẳng may website gặp lỗi, bị tấn công, dính virus, bạn phải tự giải quyết hoặc thuê chuyên gia xử lý cho bạn.
  • Nếu có vấn đề phát sinh, những người hướng dẫn làm website trên internet không chịu trách nhiệm cho bạn.

Thực ra, những ai đã có kiến thức, kinh nghiệm làm web mới nên tự tạo website. Còn với người mới, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Chưa kể, bạn có thể sẽ không thêm đầy đủ các tính năng cần thiết như giỏ hàng, thanh toán online,… thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh.

Sử dụng dịch vụ thiết kế web

Nếu tạo website để bán sản phẩm trên mạng, thì sử dụng dịch vụ thiết kế web là phương thức an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả nhất. Những dịch vụ website sẽ giúp bạn làm mọi thứ: từ khâu lên ý tưởng, tạo website, đến các khâu vận hành, duy trì và bảo dưỡng. Tham khảo qua dịch vụ thiết kế web bán hàng online của Mona Media

Dịch vụ thiết kế website
Sử dụng dịch vụ thiết kế website

Xét về giao diện, khi tự tạo wesite, bạn sẽ có 2 lựa chọn là dùng giao diện có sẵn hoặc tự thiết kế riêng cho mình. Dùng giao diện làm sẵn có thể sẽ bị giới hạn tùy chỉnh, hoặc đụng hàng. Sử dụng dịch vụ thiết kế web thì khác: họ có thể tạo riêng cho bạn giao diện trang web độc nhất, bảo đảm độc quyền, hoàn toàn vừa ý bạn, và phù hợp với loại sản phẩm bạn bán, để khẳng định thương hiệu cá nhân.

Về hiệu năng, dịch vụ lập trang mạng bán hàng chắc hẳn sẽ tạo ra website có tốc độ tải nhanh, chuyển động mượt mà, lựa chọn máy chủ phù hợp cho thị trường mà bạn nhắm đến. Điều này rất quan trọng trong việc kinh doanh trực tuyến. Khách hàng chắc chắn không muốn phải chờ quá lâu để xem và mua các sản phẩm của bạn.

Điều đặc biệt nhất của những website bán hàng trên mạng là các tính năng liên quan đến việc mua bán. Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp luôn đảm bảo xây dựng cho bạn các công cụ hỗ trợ kinh doanh như mua hàng, đặt hàng, hóa đơn, thống kê doanh thu,… bằng những công nghệ hiện đại nhất. Bạn sẽ có được sự hài lòng của khách nhờ những tính năng này.

Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn đúng dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, bạn sẽ được tư vấn tận tình về các giải pháp phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất cho dự án kinh doanh.

Sở hữu ít nhất một Fanpage

Ngoài website, bạn có thể tạo một Fanpage trên Facebook để quảng bá thương hiệu. Tại đó, mọi người có thể tìm thấy thông tin về công ty, cửa hàng, sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể nhanh chóng cập nhật tin tức, các ưu đãi, khuyến mãi, cũng như giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng.

Sở hữu Fanpage
Sở hữu Fanpage để quảng bá sản phẩm

Theo một báo cáo vào tháng 6 năm 2017, Facebook đã cán mốc 2 tỷ người dùng toàn cầu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, Facebook có đến 64 triệu người dùng, đứng thứ 7 trên toàn thế giới.

Có thể thấy, cho dù bạn nhắm đến thị trường trong hay ngoài nước, Facebook phải là địa chỉ ưu tiên hàng đầu để thực hiện kế hoạch truyền thông qua mạng xã hội.

Lợi ích của Fanpage Facebook trong kinh doanh

  • Hướng lượng truy cập đến website của bạn: Ở phần cung cấp thông tin Fanpage, Facebook cho phép bạn liên kết với website của mình. Vậy là, từ Fanpage người dùng có thể dễ dàng truy cập đến website của bạn. Điều này giúp cải thiện đáng kể lưu lượng truy cập lên website.
  • Cải thiện SEO: Công cụ tìm kiếm Google đã kết hợp mạng xã hội với các đường link liên kết, nhằm mang lại kết quả cập nhật tốt hơn thông qua công cụ tìm kiếm mạng xã hội. Do vậy, nội dung bạn đăng tải trên Fanpage có thể tạo ra kết quả tìm kiếm thuận lợi.
  • Tăng cường quan hệ với khách hàng: Có thể không mua sắm trên Facebook, nhưng người dùng luôn mong các doanh nghiệp sẽ giải quyết các vấn đề liên quan trên Fanpage. Bạn có thể sử dụng Fanpage để trả lời phản hồi, cung cấp thông tin, xử lý các khúc mắc của khách hàng để gầy dựng lòng tin, mang đến sự hài lòng cho khách hàng của bạn.
  • Phân tích để cải thiện việc kinh doanh: Facebook cung cấp công cụ phân tích hành vi khách hàng (Page Insight). Với công cụ này, bạn sẽ được xem các dữ liệu, báo cáo về số người thích Fanpage (Page Like), mức độ tiếp cận của nội dung (Post Reach), tổng quan thông tin người dùng (độ tuổi, giới tính, quốc gia,.v.v…). Dựa vào đó, bạn có thể xác định khách hàng tiềm năng, cải thiện chiến lược kinh doanh.
  • Tạo môi trường quảng bá miễn phí: Bạn không cần trả tiền để sở hữu Fanpage. Tại Fanpage, bạn có thể giới thiệu, đưa tin về các sản phẩm của mình không giới hạn. Facebook cũng không hạn chế số lượng người theo dõi, có chính sách quảng cáo tốt, khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng chính xác với mong muốn của bản thân. Kinh doanh ở lĩnh vực nào cũng có thể tận dụng Fanpage Facebook để quảng bá hiệu quả.

Tham khảo: Hướng dẫn cài đặt Fanpage Facebook hiệu quả nhất.

Ngoài ra, nếu được thì bạn có thể tạo thêm các Fanpage trên những mạng xã hội khác như: Instagram, Zalo, YouTube,…

Nếu thị trường bạn nhắm đến là Việt Nam thì bạn nên tạo Fanpage trên Zalo để tương tác với khách hàng. Zalo hiện đang có người dùng Việt Nam đông đảo và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Đã có nhiều người thành công với việc bán hàng trên Zalo. Bạn có thể xem kinh nghiệm bán hàng online trên Zalo để tham khảo.

Còn nếu mặt hàng bạn định bán là sản phẩm thường dành cho phụ nữ như quần áo, trang sức, giày dép, mỹ phẩm… thì Instagram là mạng xã hội bạn nên tham gia. Instgram là nơi chia sẻ hình ảnh có nhiều bạn trẻ từ 18-25 tuổi, đặc biệt là các bạn nữ. Bạn nên nhớ là hình ảnh rất quan trọng trên Instagram nên hãy chọn đăng những ảnh bắt mắt người dùng. Bạn có thể tải từ những trang cung cấp ảnh miễn phí để chỉnh sửa, ghép ảnh nhằm tạo sự độc đáo cho Fanpage của mình. Còn ở khâu nội dung, bạn nên chọn những #hashtag phù hợp để tăng lượt ghé thăm trang của bạn khi người dùng tìm kiếm những #hashtag đó.

Với YouTube, bạn có thể livestream, đăng video giới thiệu sản phẩm để cung cấp cái nhìn toàn diện nhất cho người dùng. Hình thức này phù hợp với các mặt hàng quần áo, mỹ phẩm. Những đồ gia dụng, hoặc thực phẩm cần chế biến cũng sẽ phù hợp với hình thức này.

Xem thêm: Top 10 tiện ích mở rộng (extension) Chrome dành cho YouTuber.

Tham gia các chợ mua bán trực tuyến

Để tăng doanh thu, bạn có thể đăng lên các chợ mua bán trực tuyến (nếu muốn). Chợ mua bán trực tuyến còn được gọi là sàn giao dịch điện tử.

Chợ mua bán trực tuyến
Tham gia chợ mua bán trực tuyến

Theo Wikipedia, Sàn giao dịch điện tử (Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử) là một thị trường điện tử được xây dựng cho phép các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động như mua bán hay thực hiện một số giao dịch khác. Chức năng của sàn giao dịch điện tử là cầu nối giữa người mua và người bán. Thiết kế web bán hàng online không phải là một hình thức giống như thế này.

Khi tham gia, bạn sẽ đăng ký tài khoản của mình trên đó. Khi được duyệt, bạn sẽ được phép tạo shop hoặc gian hàng. Bạn sẽ trưng bày các sản phẩm lên gian hàng, rồi chỉ đợi khách đặt hàng là bạn có thể tiến hành giao hàng đến khách.

Đây là một 1 lựa chọn khá tối ưu, đặc biệt là những ai chưa thực sự tạo được niềm tin cũng như chưa có nhiều kinh phí vận hành. Thông qua những sàn giao dịch nổi tiếng, bạn sẽ dễ dàng giới thiệu các mặt hàng đến người mua cũng như tiếp cận nhanh hơn với các khách hàng mục tiêu.

Những sàn giao dịch trực tuyến bạn có thể tham gia là: sendo.vn, lazada.vn, shopee.vn,…

Lưu ý: Dễ tham gia, dễ bán, nhưng những chợ mua bán trực tuyến có mức độ cạnh tranh về giá cao. Bạn cũng sẽ phải trả tiền hoa hồng cho chợ. Nếu bạn không thích 2 điều này bạn có quyền không tham gia. Chỉ cần tập trung đẩy mạnh phát triển website bán hàng và các Fanpage kể trên là bạn vẫn có thể kinh doanh hiệu quả.

Làm sao để khách hàng mua sản phẩm?

Bạn đã có nơi để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Nhưng bạn không thể ngồi chờ khách hàng tự đến mua như các cửa tiệm tạp hóa hay các gian hàng trong siêu thị. Bạn cần phải có cách để thu hút, kêu gọi khách hàng.

Như đã đề cập ở trên, các Fanpage là môi trường để quảng bá sản phẩm. Nhưng để bán được sản phẩm cho nhiều người hơn, bạn cần có những việc làm cụ thể: Quảng cáoMarketing Online.

Quảng cáo

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hành động tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến người khác để họ biết, và khuyến khích/thuyết phục họ mua hay dùng sản phẩm/dịch vụ của mình.

Quảng cáo sản phẩm
Quảng cáo cửa hàng

Nếu làm tốt, khi người ta xem nội dung quảng cáo của bạn, họ sẽ cảm thấy hứng thú với sản phẩm mà bạn giới thiệu. Dựa trên nội dung mà bạn quảng cáo, họ có thể biết bạn đang bán gì, đồ bạn có giá trị gì, có thích hợp với nhu cầu của họ không để họ quyết định mua sản phẩm của bạn.

Nội dung quảng cáo thường đánh vào tâm lý người tiêu dùng, đưa ra các khuyến mãi hot để thu hút người xem. Quảng cáo cũng được hiển thị theo xu hướng, mùa, dịp lễ như giáng sinh, mùa xuân, năm mới,… để quảng bá những sản phẩm phù hợp.

Có 2 cách quảng cáo phổ biến trên mạng: Quảng cáo trên GoogleQuảng cáo trên Facebook.

Quảng cáo trên Google

Quảng cáo trên Google là bạn sẽ hiển thị nội dung quảng cáo lên các dịch vụ của Google như Google tìm kiếm, Google Bản đồ, YouTube,… hoặc các website khác. Tại đó, bạn được quản lý các nội dung quảng cáo, đo lường các kết quả và thanh toán chi phí đăng quảng cáo.

Nội dung quảng cáo trên Google có thể là banner trên các website, video ngắn để chèn giữa các video trên YouTube, hoặc những đường link quảng cáo nằm ở top kết quả tìm kiếm trên Google.

Quảng cáo trên Facebook

Quảng cáo trên Facebook là cho hiển thị thông điệp quảng cáo ở nhiều vị trí khác nhau trên Facebook cũng như các dịch vụ khác của hãng. Những vị trí bạn có thể hiện quảng cáo là Bảng tin (News Feed), cột quảng cáo bên phải, trong Messenger, .v.v… Bạn có thể đăng tải nội dung ở nhiều định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, bản trình chiếu (slideshow), canvas.

Nếu bạn để ý thì khi đang lướt News Feed, bạn sẽ thấy những bài viết có chữ Được tài trợ (Sponsored). Đó là những quảng cáo Facebook. Hoặc khi dùng Facebook trên máy tính, ở News Feed có cột bên phải thường hiện các đường link, 1-2 câu mô tả kèm hình ảnh, và cũng có hiện chữ “Được tài trợ”. Đây cũng là những mẫu quảng cáo.

Marketing Online

Marketing Online là làm gì?

Marketing Online là một quá trình dựa trên internet, áp dụng các công cụ điện tử để tìm ra và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục đích cuối cùng của Marketing Online là đưa sản phẩm/dịch vụ hiện có đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Marketing Online
Marketing Online

Marketing Online khác với Marketing truyền thống ở chữ “Online”. Tức là, bạn cần làm các việc Marketing bằng việc ứng dụng những công nghệ trên máy tính và internet.

Khi làm Marketing Online, bạn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau như: nghiên cứu thị trường để hỗ trợ và phát triển sản phẩm, đăng quảng cáo, viết bài giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, tinh chỉnh website để đạt được thứ hạng cao trên Google,…

Nhìn chung, Marketing Online là để quảng bá, lan tỏa độ phổ biến các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp đến những đối tượng người dùng phù hợp. Từ đó dẫn đến kết quả là bạn được nhiều người biết hơn, có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn.

Một vài hình thức Marketing Online

Marketing Online có nhiều hình thức, trong đó có quảng cáo – một khái niệm đã được đề cập ở trên. Nếu xem Marketing Online là một giỏ trái cây thì quảng cáo là trái xoài, trong khi những hình thức khác là các loại trái cây khác như: cam, quýt, mận, đào,.v.v… Các hình thức tiêu biểu của Marketing Online bao gồm:

  • Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)
  • Marketing qua email (E-mail Marketing)
  • Marketing trên các kênh truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
  • Marketing nội dung (Content Marketing)
  • Quảng cáo theo mạng lưới trên Internet (Ad-network)
  • Quảng cáo trên mạng xã hội (Social network advertising)

Lời kết

Như vậy, đó là những điều cơ bản bạn cần có để bán sản phẩm trên mạng: Sở hữu một website, một Fanpage Facebook, đăng bán trên các sàn giao dịch điện tử (nếu muốn) cùng những kế hoạch Marketing Online hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên yếu tố quan trọng nhất để quyết định thành bại trong kinh doanh: chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Hãy đảm bảo luôn mang đến những sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt nhất đến khách hàng, để công việc bán hàng trên mạng có thể phát triển lâu bền và thành công.