Bạn muốn hiểu hơn về kỹ thuật phần mềm (SE – Software Engineering)? Bạn đang phân vân không biết có nên học ngành kỹ thuật phần mềm hay không? Bạn không biết cơ hội việc làm của ngành này như thế nào? Thông qua bài viết lần này, Freelancervietnam hi vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về “kỹ thuật phần mềm là gì” cũng như những cơ hội việc làm (đặc biệt cho sinh viên) khi học kỹ thuật phần mềm.
Khái quát về Kỹ thuật phần mềm (SE – Software Engineering)
Phần mềm là gì?
Phần mềm (SW – Software): Đây được hiểu đơn giản là các lệnh, chương trình máy tính, là công cụ hỗ trợ người dùng làm tốt và nhanh chóng, chính xác các nghiệp vụ cụ thể trong công việc của mình. Phần mềm được xem là yếu tố then chốt của HTML. Yêu cầu của một phần mềm điển hình đó là MDEA. MDEA tức là: Maintainability (khả năng bảo trì), Dependability (mức độ tin cậy), Efficiency (tính hiệu quả), Acceptabilit (tính khả dụng và được chấp nhận).
Có 8 loại phần mềm tiêu biểu mà bạn nên biết đó là:
- System software (phần mềm hệ thống)
- Real time SW (phần mềm thời gian thực)
- Embedded SW (phần mềm nhúng)
- Business SW (phần mềm quản lý)
- Engineering and Scientific SW (phần mềm khoa học và công nghệ)
- Office SW (phần mềm văn phòng)
- Web-based SW (phần mềm web)
- Artificial intelligence (phần mềm trí tuệ nhân tạo)
Bên cạnh đó, các ứng dụng phần mềm quen thuộc, tiêu biểu phải kể đến như Excel, Microsoft Word, Powerpoint, trình duyệt web Chrome, các chương trình chỉnh sửa thiết kế Photoshop, After Effect, ứng dụng Facebook, Instagram, Google Search, Zing MP3 …
Kỹ thuật phần mềm là gì?
Kỹ thuật phần mềm (SE – Software Engineering) là lĩnh vực kỹ thuật bao gồm mọi mặt của sản xuất phần mềm như triển khai (deploy), sử dụng (use), kiểm thử (test), phát triển (develop), bảo trì (maintain) phần mềm một cách có hệ thống, khoa học và đảm bảo quy trình.
Trong đó kỹ thuật phần mềm đi sâu nghiên cứu, phát triển về lập trình và xây dựng các ứng dụng phần mềm trên cơ sở các thuật toán và ngôn ngữ. Hầu hết sinh viên khi nhập môn ngành kỹ thuật phần mềm đều sẽ được giới thiệu qua về hoàn cảnh ra đời của khái niệm này. Cụ thể, tháng 10, năm 1968, tại Hội nghị của NATO về vấn đề “Cuộc khủng khoảng phần mềm” (Software Crisis), các chuyên gia đã đề cập tới thuật ngữ SE – Software Engineering.
Từ đó cho đến nay, thuật ngữ này vẫn được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật phần mềm bao gồm bốn tầng tương ứng là
- Quality Focus (đảm bảo chất lượng)
- Process (tiến trình)
- Methods (các phương pháp)
- Tools (các công cụ)
Hiện nay, trên thế giới hầu hết các lĩnh vực đều chịu tác động bởi máy tính cũng như các ứng dụng phần mềm. Trong đó nổi bật phải nhắc tới các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, sản xuất phân phối công nghiệp, chứng khoán, thậm chí là công nghiệp điện ảnh…
Bạn biết gì về ngành kỹ thuật phần mềm (SE – Software Engineering)?
Mặc dù không phải là ngành mới tuy nhiên đối với nhiều người đây lại là cái tên khá lạ lẫm. Ngành kỹ thuật phần mềm là một trong ba mảng chuyên sâu nhất, bao gồm công nghệ phần cứng, kỹ thuật phần mềm (công nghệ phần mềm), semi – conductor (bán dẫn) của ngành công nghệ thông tin.
Theo đó, ngành này nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực lập trình, thiết kế, xây dựng các ứng dụng phần mềm. Hãy thử tượng tượng nhé, nếu công nghệ thông tin là một cá thể sống thì kỹ thuật phần mềm được ví như hệ thống thần kinh của cá thể đó. So sánh như vậy để thấy được mức độ quan trọng của nó. Từ trước đến nay ngành này luôn là ngành học chủ chốt, mũi nhọn ở các trường Cao đẳng, Đại học cũng như thu hút số lượng người tuyển sinh hàng đầu. Nếu liệt kê lên một danh sách những ngành học có tiềm năng về cơ hội việc làm, mức thu nhập, khả năng thăng tiến, phát triển năng lực cá nhân cao, thì ngành kỹ thuật phần mềm đang đứng top đầu. Nghe thì có vẻ thú vị và hấp dẫn đúng không. Vậy thì cụ thể công việc mà bạn làm sau khi học xong ngành này là gì?
Sinh viên học kỹ thuật phần mềm sẽ làm gì?
Có thể nói cơ hội việc làm luôn là yếu tố then chốt khi chọn ngành học. Tuy nhiên giữa hàng ngàn lời mời chào, hứa hẹn nghe có vẻ hấp dẫn thì bạn nên tin ai? Hầu hết những gợi ý về cơ hội việc làm của ngành này chỉ mang tính khái quát và ít khi phân tích một cách cụ thể. Vì thế, nó gây khá nhiều khó khăn cho các bạn khi tìm hiểu, quyết định chọn ngành nghề này.
Định hướng nghề nghiệp của ngành kỹ thuật phần mềm có thể chia làm hai hướng chính:
- Thứ nhất là xin làm việc ở nhiều vị trí của lĩnh vực kỹ thuật phần mềm trong các công ty doanh nghiệp…
- Thứ hai đó là tự làm ra sản phẩm ứng dụng, xây dựng nên những phần mềm hữu ích hỗ trợ cuộc sống hàng ngày và tự khởi nghiệp.
- Hoặc cũng có nhiều người, họ vừa làm full-time để kiếm thu nhập ổn định cũng như học hỏi kinh nghiệm và vừa lên kế hoạch để tự khởi nghiệp.
Về hướng thứ nhất
Đối với người học kỹ thuật phần mềm, trong quá trình học tập tại trường, họ đã có thể đi làm được. Các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, nhà tuyển dụng họ đã sớm “đặt hàng” những sinh viên có tiềm năng, phù hợp này. Những vị trí cụ thể mà người học kỹ thuật mềm đảm nhiệm như:
Lập Trình Viên- Developer
Lập trình viên (Developer) hay những kỹ sư phần mềm. Đây là người thực hiện công việc xây dựng, thiết kế bảo trì các chương trình máy tính thông qua việc sử dụng các đa dạng các ngôn ngữ lập trình. Công việc này đang được được xem là xu hướng của xã hội cũng như trở thành một trong những nền tảng để bạn dễ dàng khởi nghiệp. Cơ hội phát triển ra ngoài quốc tế dĩ nhiên cực kỳ cao. Đặc biệt đây không phải là công việc mà bạn phải quá quan tâm về việc bạn sở hữu bao nhiêu tuổi nghề. Phần lớn những người thành công ở mảng này đều đang còn trẻ. Đây chính là một công vệc năng động cho những người năng động, ham học hỏi như các bạn.
Chuyên viên kiểm thử phần mềm- Tester
Thứ hai là chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester). Nghề này còn mới, không phổ biến bằng công việc lập trình. Nhưng cũng vì lý do này mà nhu cầu tuyển dụng của công việc này khá cao, tình trạng thiếu nhân lực xảy ra phổ biến cũng như sự cạnh tranh so với các công việc khác chỉ nằm ở mức trung bình. Đúng như tên gọi của nó, công việc chính của một Tester đó là kiểm tra chất lượng phần mềm, cho phần mềm chạy thử trước để khảo sát. Nếu bạn là một lập trình viên, thay vì chịu áp lực cạnh tranh của công việc lập trình, bạn có thể luyện thêm và chuyển hướng qua kiểm thử phần mềm. Đây cũng là công việc phù hợp với những bạn vẫn còn hoài nghi về độ nhạy bén trong khả năng lập trình. Bởi vì yêu cầu quan trọng của công việc này cần sự tỉ mỉ và kinh nghiệm làm việc.
Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm- Quality Assuarance
Thứ ba đó là kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm (QA – Quality Assurance). Đây cũng là một công việc khá mới, tuy nhiên so với Tester, QA yêu cầu trình độ cao hơn một chút về kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là domain knowledge (kiến thức đặc thù). Công việc của Quality Assurance đó là theo dõi, quản lý, đảm bảo chất lượng phần mềm trong cả một quá trình xây dựng, phát triển cũng như khi test sản phẩm.
Chuyên viên quản lý dự án- Project Manager
Thứ tư là chuyên viên quản lý dự án (Project Manager). Đây là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, khả năng cập nhật các công nghệ mới. Nếu bạn có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng chịu được áp lực bạn nên nghiêm túc theo đuổi công việc này. Về mảng thu nhập thì không nói rồi, chắc chắn là cao. Trong khi đó, môi trường làm việc lại cực kỳ chuyên nghiệp, thời thượng cho phép bạn có thể tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và dễ dàng phát triển năng lực, trình độ của bản thân. Đối với những bạn cầu tiến, thậm chí gọi là có tham vọng xây dựng, phát triển một thương hiệu mới, riêng cho bản thân, thì công việc này sẽ là nền tảng, bệ phóng cực kỳ tuyệt vời.
Trưởng nhóm kỹ thuật- Technical Leader
Tiếp theo phải kể đến đó là trưởng nhóm kỹ thuật (Technical Leader). Người đảm nhiệm vị trí này chắc chắn là có vai trò lãnh đạo cả nhóm, hỗ trợ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ dự án. Muốn làm ở vị trí này đòi hỏi bạn cũng phải có khả năng chuyên môn cao và chịu được áp lực tốt.
Kỹ sư cầu nối (BrSE – Bridge Software Engineer)
Cuối cùng đó là kỹ sư cầu nối (BrSE – Bridge Software Engineer). Đúng như tên gọi cầu nối, công việc này yêu cầu người đảm nhận đảm bảo sự liên kết, thông hiểu, hợp tác giữa công ty mình với khách hàng. Công việc này ưu tiên những bạn biết cách giao tiếp, ứng xử, biết giải quyết nhanh nhạy, linh hoạt các vấn đề. Hầu hết những BrSE mà mình quen biết đều rất giỏi, học không chỉ giỏi, xịn xò về mặt chuyên môn, mà khả năng network của họ cũng cực kỳ chuyên nghiệp.
Về hướng thứ hai
Có một số lượng không nhỏ người học, theo ngành này tự phát triển thương hiệu, tự xây dựng chương trình phần mềm riêng của bản thân. Một trong số những người thành công đó có thể nhắc tới anh Leo Trieu – CEO – Founder của Code4Startup, một nền tảng dạy lập trình tại Úc. Leo Trieu từ bỏ việc full-time software engineer để tạo ra công ty Code4Startup. Code4Startup được biết đến bởi những thành tích nổi bật như xuất hiện trên trang Producthunt của Mỹ, trên trang công nghệ Sliconrus của nga, Appgiga của Nhật Bản…
Như vậy, có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng của ngành kỹ thuật phần mềm là cực kỳ cao, lượng cầu thì lớn, trong khi lượng cung, tức là nhân lực lại hạn chế về mặt số lượng, hai về mặt chất lượng chuyên môn. Đối với những sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm có tay nghề thì đi đâu cũng có cơ hội. Cơ hội việc làm không chỉ đa dạng mà nó còn cực kỳ tiềm năng. Bạn có tay nghề, bạn sẽ không bao giờ lo không có cơ hội làm việc. Đặc biệt, đối với những bạn có chuyên môn giỏi thì không chỉ thu nhập, mà khả năng thăng tiến cũng như phát triển cũng cực kỳ cao.
Lời khuyên dành cho những bạn theo đuổi ngành kỹ thuật phần mềm
Mỗi mảng, mỗi công việc trong ngành kỹ thuật phần mềm mặc dù đều có nền tảng phát triển như nhau, tuy nhiên mỗi mảng lại có đặc thù riêng. Chính vì thế, trước khi theo đuổi hay dự định bất cứ một công việc tương lai cho mình trong mảng kỹ thuật phần mềm các bạn nên tìm hiểu kỹ nó, xác định rõ đam mê, khả năng, các điều kiện cho phép để có thể lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các bạn nên suy nghĩ kỹ, kiếm cho mình một nơi đào tạo uy tín. Theo quan điểm của mình, nơi đào tạo uy tín không phải chỉ là nơi nổi tiếng. Nơi nào tạo cơ hội cho bạn phát triển, nơi đó là nơi phù hợp. Chỉ cần bạn chăm chỉ và đam mê là đủ rồi.
Kết luận
Trong bối cảnh hầu hết các ngành nghề đều có xu hướng “bão hòa”, giảm dần độ hot như các ngành thuộc mảng tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, thậm chí là ngành ngôn ngữ anh… thì thị trường lao động, mặt bằng chung của kỹ thuật phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin nói chung vẫn đang nhộn nhịp, sôi động, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Học, hiểu sau đó theo đuổi ngành kỹ thuật phần mềm sẽ giúp cho sinh viên có được những cơ hội phát triển cao trong tương lai. Bạn có kỹ năng. Bạn có tầm nhìn. Bạn chắc chắn sẽ thành công.
Có thể bạn quan tâm: