Thuê freelancers là một giải pháp tiết kiệm trong thời buổi hiện nay. Trong một số trường hợp thì làm việc với các freelancers ngoại trừ chi phí thấp ra thì cách thức làm việc thoải mái không câu nệ hình thức, giấy tờ như làm việc với các công ty/doanh nghiệp/agency…
Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó và đây là những lưu ý bạn nên biết khi bắt đầu làm việc với các freelancers
Kiểm tra kĩ hồ sơ của freelancers trước khi hợp tác
Freelancer làm việc chủ yếu trên mạng. Internet là nhà của anh/cô ta và căn nhà của anh sẽ phản ánh anh là người như thế nào, làm được việc hay không, uy tín như nào… Tra cứu hồ sơ về một freelancer là một việc hết sức dễ dàng và trong vài giây, vài cú click chuột là bạn có thể biết ngay những thông tin quan trọng.
Trường hợp bạn không tìm thấy bất kì thông tin gì về người đó bằng Google thì có nghĩa là người đó hoàn toàn không đáng tin cậy. Bởi vì đơn giản là họ quá mới, thiếu kinh nghiệm hoặc chẳng có gì để mà trưng ra (vì quá tệ). Bạn có thể lý giải rằng “anh ta không quan trọng marketing bản thân” thì điều đó càng buồn cười hơn, vì điều đó chứng tỏ họ cẩu thả với chính bản thân mình thì không phải là một người đáng tin cậy để giao phó
Quy trình tìm hiểu thông tin về một freelancer:
- Tìm trong profile facebook hoặc zalo hoặc một website giới thiệu khác của họ thông tin về website của họ
- Giao diện website, bài viết giới thiệu, portfolio… của họ có phải là một sản phẩm chau chuốc hay không, chứng tỏ họ là một freelancer kỹ tính
- Check qua các dự án của họ, xem có phải là hàng fake (copy của người khác) hay không. Nếu tìm ra một dự án trong đó không phải chính chủ bạn hãy lập tức ngưng làm việc với một freelancer cuội vì đây là điều rất nguy hiểm
- File báo giá mà họ gửi cho bạn có phải là một file chau chuốc không, có phải một file copy-paste từ một dự án khác hoặc mẫu chung chung nào hay không. Điều này chúng tỏ freelancer đó có để tâm tới dự án của bạn. Dành vài phút soạn một bản báo giá phù hợp cho dự án là một việc không thể thiếu của một freelancer. Nếu họ cẩu thả ngay cả khâu này thì bạn nên ngừng làm việc ngay với freelancer đó.
Website/blog của chính freelancer đó
Thời đại này có website riêng là một việc rất bình thường. Freelancer chuyên thiết kế website sở hữu một website riêng cũng không có gì lạ, freelancer viết content có blog riêng, freelancer chụp ảnh có website riêng chuyên đăng các tác phẩm, freelancer video có kênh youtube riêng…etc
Blog có tính cá nhân hóa hơn các nhứng mạng xã hội khác như facebook, fanpage… và bạn có thể có được rất nhiều thông tin về Freelancer này bằng cách đọc qua những bài viết trên blog của họ. Giọng văn, luận điểm của họ có thể phản ánh phong cách làm việc của họ.
Ví dụ như các họ nói về một phong cách thiết kế sẽ giúp bạn hiểu được “style” của họ có phù hợp với loại thiết kế mà bạn đang cần làm hay không
Cũng như qua cách họ nhận xét về một bộ ảnh của người nổi tiếng nào đó có thể cho ta biết anh/chị này có hợp ý với bạn hay không. Bạn đâu muốn thuê một freelancer chụp ảnh mà sản phẩm thì anh ta nói rất đẹp còn bạn thì thấy xấu mù phải không
Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng giống như trên, nếu bạn phát hiện thấy website và blog của họ có dấu hiệu của sự COPY – PASTE là một việc tối kỵ trong làm freelancer thì bạn có thể ngay lập tức gạch tên họ khỏi danh sách freelancer uy tín của bạn.
Điểm qua những dự án đã làm
Ngoại trừ một số rất ít trường hợp ví dụ như 1 freelancer lập trình làm dự án tối mật cho ngân hàng hoặc trung tâm tài chính nào đó thì toàn bộ freelancer đều muốn trưng những sản phẩm đã làm của mình ra như một lời bảo trợ cho chất lượng.
Trường hợp bạn không thấy có portfolio nào hết thì:
– Anh ta lười, mà lười thì cũng không phải là 1 freelancer tốt
– Anh ta còn yếu…
Quay trở lại với vấn đề, cách bạn tham khảo qua về các dự án đã làm trước đó của freelancer chính là cách mà theo tôi là hữu hiệu nhất để check xem freelancer này có thật sự uy tín hay không
Có thể bạn quan tâm: