Trong lĩnh vực nào cũng có những thuật ngữ riêng dành cho ngành đó. Trong phạm vi bài viết tôi sẽ giải thích các thuật ngữ trong thiết kế website thông dụng đồng thời giải đáp những câu hỏi mà khách hàng của Mona Media thường xuyên hỏi:
Thiết kế website hay lập trình website
Đại đa số các bạn đều dùng từ Thiết kế website để mô tả việc xây dựng 1 trang web. Tuy nhiên điều này không đúng, hay là không đủ. Để có được 1 website cần có ít nhất 2 khâu là thiết kế website và lập trình website. Lâu nay do việc sử dụng từ trong tiếng Việt hơi cẩu thả làm thay đổi ngữ nghĩa của cả 2 từ kia. Thật ra 2 từ này là 2 ngành nghề riêng hoàn toàn dù cho có hỗ trợ lẫn nhau để cho ra sản phẩm (website/phần mềm).
Thiết kế website
Hay tiếng anh là Web-design mô tả việc thiết kế giao diện website ra dưới dạng file ảnh. Người thiết kế web gọi là web-designer, là người chuyên sử dụng những phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop hay Adobe Illumination hay Adobe Firework để vẽ ra những giao diện website rồi xuất ra các file hình như JPG và PNG.
Ngoài ra thì trước đây các web-designer thường kiêm luôn việc convert PSD to HTML ( cắt HTML, PSD to HTML…) tuy nhiên gần đây vì mục đích chuyên môn hoá nên mảng này được tách ra riêng giao cho Front End Developer thực hiện. Việc chuyên môn hoá này khiến cho mảng giao diện website (front end) phát triển rất tốt.
Thị trường website phát triển ngày một chóng mặt, không còn chỉ đơn thuần là nơi giới thiệu về doanh nghiệp. Rất nhiều mảng kinh doanh hiện nay đều phụ thuộc lớn vào website và marketing online. Giao diện website được chú trọng rất nhiều nhằm mục đích gây ấn tượng trong mắt khách hàng.
Giao diện UI
UI là một các thuật ngữ trong thiết kế website không có ý nghĩa quá rõ ràng, UI là từ viết tắt của User Interface – Giao diện người dùng. Ám chỉ giao diện bên ngoài website hay là Front End, thứ mà khách hàng của bạn tiếp xúc khi vào website. Ngược với nó là giao diện backend – hay giao diện admin, giao diện quản trị viên…dành cho bạn và nhân viên và đối tác sử dụng/quản lý/theo dõi/xem báo cáo…về doanh thu.
Giao diện UX
Thuật ngữ có ý nghĩa phức tạp hơn UI và cũng có tầm quan trọng rất lớn nên bạn chịu khó tìm hiểu kỹ.
Website hay phần mềm có tính năng phức tạp hay đơn giản thì đều cần thiết phải dễ hiểu – dễ sử dụng với người sử dụng. Qua rồi cái thời người ta phải đi học tuần 3 buổi để biết sài Word Excel, bây giờ phần mềm và website mới ra mắt người dùng chỉ dành cho bạn một chút ít thời gian để sử dụng thử, và nếu trong vòng ít phút đó, bạn không khiến cho người dùng cảm thấy dễ hiểu, cảm thấy được cái hay trong tính năng của bạn thì phần mềm/website của bạn sẽ thất bại.
Về lý thuyết thì UX cũng không khó, cái khó ở chỗ UX không được “dạy“, không phải dựa vào lý thuyết suông, không thể dựa vào 1 cuốn sách nào cả. Nó phải được rút ra từ quá trình nghiên cứu dài, tích luỹ kinh nghiệm qua rất nhiều dự án, rất nhiều case study mới có thể hoàn toàn làm chủ được cảm nhận của người dùng/khách hàng.
Nếu bạn thật sự đầu tư vào dự án website và phần mềm của bạn thì UX là tuyệt đối quan trọng. Tuy nhiên để tìm ra một đối tác tốt là điều không hề dễ dàng. Tham khảo bài viết UX design của Mona Media về vấn đề này kĩ hơn.
Website theo mẫu có sẵn
Website theo mẫu có sẵn được các công ty thiết kế website chuyên nghiệp xây dựng ra làm nền tảng cốt lõi cho các dự án phổ thông như: website giới thiệu doanh nghiệp, website giới thiệu thẫm mỹ viện, website tin tức, website giới thiệu phòng khám nha khoa… Website theo mẫu thường có những đặc điểm như sau:
Ưu điểm
- Sở hữu hầu hết tính năng cần có trong một website phổ thông như các trang giới thiệu, sản phẩm, giỏ hàng…
- Bởi vì nó có sẵn 1 danh sách trang và một số content có sẵn nên nó phù hợp với các doanh nghiệp KHÔNG CÓ bộ phận marketing hay content. Không có người lên nội dung, lên cấu trúc wesbite, up bài website thường xuyên.
- Có tính phổ thông: website của bạn dù chi phí trung bình ( thật ra website có sẵn có chi phí không hề thấp nếu tính tổng cộng ) nhưng thẫm mỹ vừa phải ( có thể khoản 7/10 điểm ) trên mặt bằng chung của thị trường.
Nhược điểm
- Tính tuỳ biến không cao – vì được dựng sẵn và phát triển cho nhiều khách hàng khác nhau nên tính tuỳ biến của website không được cao lắm. Giả sử bạn cần một tính năng gì đó không quá khó nhưng khác biệt với những gì đã có sẵn thì bên phát triển cũng sẽ từ chối không update thêm cho bạn
- Tuỳ thuộc vào “cái tâm” của bên phát triển: vì nó có sẵn nên phải tuỳ bên phát triển tuỳ biến sao cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp bạn nhất. Ví dụ công ty luật không phải cái nào cũng giống nhau. Công ty chuyên luật doanh nghiệp sẽ khác công ty cho thuê luật sư là tất nhiên -> website phải tuỳ biến một chút và đây là tuỳ tâm của bên phát triển chứ trong hợp đồng không hề có sẵn.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG LỰA CHỌN WEBSITE CÓ SẴN TRONG TRƯỜNG HỢP BẠN LÀM LOẠI HÌNH WEBSITE TÍNH NĂNG: ví dụ các website rao vặt, gian hàng (cũng bán hàng mà bên thứ 3 bán như Lazada, Shopee…) tuyển dụng…etc
Có thể bạn quan tâm: